Chương IV
ĐỨCTIN, KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO
Tôn giáo
Tôi có thể khẳng định vớiquý vị tôn giáo là một thứ xa xỉ phẩm. Tu tập theo bất cứ tôn giáo nào đều là mộtđiều tốt. Thế nhưng, thật hết sức rõ ràng không cần đến tôn giáo chúng ta vẫncó thể dàn xếp mọi chuyện với nhau. Trái lại, nếu thiếu các phẩm tính căn bản củacon người - như tình thương, lòng từ bi và lòng nhân ái - con người không thể tồntại được. Sự an bình và thể dạng thăng bằng tâm linh của chúng ta phát sinh từcác phẩm tính ấy.
Cốt tủy của tất cả mọi tôn giáo
Tôn giáo dưới bất cứhình thức nào đều bắt nguồn từ lòng từ bi.
Sự ích lợi của tôn giáo
Tôn giáo nào cũng đềuquan tâm đến sự tiến bộ xã hội, tình thương, sự kính trọng người khác và chia sẻ khổ đau với người khác.Nếu tình thương thật sự là trọng tâm của mỗi tôn giáo thì tất cả các tôngiáocó thể gom lại thành một, đấy là tôn giáo của tình thương. Tuy nhiên kỹ thuậtvà phương pháp sử dụng để phát động tình thương mang lại hạnh phúc vĩnh hằnghay sự giải thoát toàn diện lại có nhiều khác biệt giữa các tôn giáo vớinhau.Tôi không nghĩ rằng chỉ có một thứ triết học duy nhất hay một tôn giáo duy nhất,vì lý do con người quá đa dạng, bẩm tính và xu hướng quá khác biệt nhau,do đótôi nghĩ cần phải có nhiều thứ tín ngưỡng khác nhau. Thực tế cho thấy cóthậtnhiều hình thức tu tập khác biệt nhau trên con đường tâm linh.
Luận bàn về lòng tin
Phật giáo luôn luôn giữvững chủ trương không có sự hiện hữu cùng khắp của một vị trời sáng tạo.Thếnhưng không phải vì lý do đó mà chúng tôi "duy lý hoá" triệt để tínngưỡng của chúng tôi. Chúng tôi tin có những sinh linh thuộc các cấp bậccao,ít ra cũng cao hơn con người, chúng tôi tin vào sấm truyền, vào những điềm báotrước, việc đoán mộng và sự tái sinh. Đối với chúng tôi những sự tin tưởng ấyhoàn toàn mang tính cách xác thực, tuy thế chúng tôi không hề bắt buộc bất cứai, dù dưới hình thức nào, phải tin như chúng tôi. Phật giáo phát sinh từ kinhnghiệm..., một thứ kinh nghiệm mang tính cách cá nhân. "Hãy trông cậy vàochính mình" là một trong những lời giáo huấn căn bản nhất của Đức Phật.
Sự kiện hiển nhiên vượt lên trên đức tin
Quan điểm của Phật giáonói chung phải luôn luôn chấp nhận các sự kiện. Người Phật giáo tin vào sự táisinh. Thế nhưng nếu khoa học một ngày nào đó dựa vào khảo cứu cho thấy một cáchchắc chắn không có hiện tượng tái sinh, và điều đó được chứng nghiệm minh bạch,chúng tôi sẽ chấp nhận. Trên nguyên tắc, đối với bất cứ một chủ đề nào được nêulên, Phật giáo luôn luôn căn cứ vào sự kiện.
Con người làm chủ lấy chính mình
Phật giáo chủ trương mỗingười là vị chủ nhân của chính mình, hoặc ít ra cũng có tiềm năng trở thành vịchủ nhân ấy. Đấy là căn bản của triết học Phật giáo, những người Phật giáochúng tôi nhờ vào nhiều phương pháp thực nghiệm đã mang lại sự hiểu biếtấy.Tâm thức là kẻ sáng tạo ra chính mình trong từng giây phút một. Vì thế tâm thứcmang một trách nhiệm lớn lao.
Phật giáo là một ngành khoa học
Phật giáo không chấp nhậngiả thuyết có một vị trời hay một vị sáng tạo. Trên một khía cạnh nào đóPhậtgiáo là một tôn giáo, trên một khía cạnh khác là một ngành khoa học tâm thần.
Đức Phật là ai ?
Đức Phật là một chúng sinh đã tinhkhiết hoá được hoàn toàn tâm thức, ngôn từ và thân xác. Ngài hiện ra cách nayhơn hai ngàn năm trăm năm dưới hình tướng của vị Thích-ca Mâu-ni (Shakyamauni) một hiền nhân trong dòng họThích-ca (Shakya).Sau khi chọn conđường tu hành Ngài luyện tập thật nghiêm túc theo các phép du-già và thiền địnhdưới một gốc cây tại "Chính Giác Sơn" ("Bodh Gaya") nơi miền bắc Ấn và đạt được sự Giác ngộ hoàn hảo.Sau khi Giác ngộ Ngài thuyết giảng không ngưng nghỉ, những lời giảng huấn củaNgài thật phong phú, thích nghi với các khuynh hướng khác nhau và ước vọng vôcùng đa dạng của chúng sinh trong mục đích giải thoát họ khỏi khổ đau, đấy là sựthực thứ nhất trong Tứ Diệu Đế.
Đức Phật là một vịhướng đạo, không phải là một vị trời
Đức Phật chỉ cho chúng tamột con đường,trên con đường đó có nhiều thứ cần phải gìn giữ nhưng cũng có nhiều thứ phải bỏđi [chọn lấy đạo đức, gạt bỏ mọiảo giác, sai lầm và dụcvọng]. Ngài thuyết giảng cho chúng ta con đường tạo ra nguyên nhân và hậuquả. Số phận của chúng ta nằm trong tay chúng ta, không phải trong tay của Trờicũng không phải trong tay của Đức Phật.
Đức tin và lý trí
Những gì Đức Phật thuyết giảng cho đạichúng và người am hiểu đôi khi trái hẳn nhau. Dầu sao, sự hiểu biết cũngtùythuộc mật thiết với khả năng thấu triệt của từng người và từng xu hướng cánhân. Phải thật cởi mở để dò tìm, cố gắng khám phá ra sự thật hay một quy luậtnào đó, kiểm chứng sự thật ấy rồi sau đó hãy chấp nhận, không nên chấp nhậngiáo điều một cách dễ dãi hoặc đặt hết niềm tin vào Đức Phật. Trên khía cạnh đótôi nghĩ rằng cách tiếp cận của Phật giáo khá tương tợ với khoa học.
Vứt bỏ vàng ròngtrong tay là làm trò cười cho thiên hạ
Trên bình diện tổng quát,người Phậtgiáo cho rằng sự hiện hữu hiện tại nhất thiết là kết quả mang lại từ sự giữ gìnnghiêm túc đạo đức trong kiếp trước [tái sinh làm thâncon người là một sự quý báu đấy là nhờ kiếp trước biết giữ gìn đạo đức].Vì thế, nếu ai đang nắm vàng ròng trong ta mà vứt bỏ đi để sau đó cầu khẩn xinđược nhiều hơn nữa, như thế chỉ là cách làm trò cười cho thiên hạ.
Tôi không tìm cáchcải đạo một ai cả
Đối với một số người, Phật giáo cóthể không hồi đáp được sự mong mỏi của họ. Các tôn giáo khác nhau mang lại cácgiải đáp khác nhau tùy theo nhu cầu của từng người. Tôi không tìm cách khuyến dụngười khác theo Phật giáo mà chỉ cố gắng tìm hiểu xem những người Phật giáochúng tôi có thể cống hiến được gì cho xã hội con người theo quan điểm củachúng tôi.
Thông điệp của ĐứcPhật trong thời đại nhiễu nhương
Một số hệ tư tưởng mất dần giá trịtrên dòng lịch sử. Đức Phật dạy rằng sự sống là gia tài quý báu nhất củata, thếnhưng phải xem sự sống của người khác còn quý báu và quan trọng hơn gấp bội sovới sự sống của chính mình. Thông điệp và giáo lý của Đức Phật lúc nào cũng giữđược giá trị vượt thời gian. Vào thời đại tân tiến ngày nay thế giới đang phảiđương đầu với hiểm họa bị hủy diệt, vì thế thông điệp của Đức Phật lại càngmang một tầm quan trọng lớn lao hơn nữa.
Đức Phật và Đức ChúaTrời(Christ)
Tương tợ với Đức Phật, Đức Chúa Trờibiểu lộ tấm gương khoan dung, khiêm nhường và phục vụ người khác trong tinh thầnbất vụ lợi. Cuộc đời của phần lớn các vị truyền giáo thật thánh thiện, họ sốngcuộc sống đơn sơ của những người bình dị, không vương giả và cao sang. Sức mạnhnội tâm của họ thật phong phú. Họ không quan tâm đến bề ngoài và an phậnvới nhữnggì họ có, cách sinh sống của họ thật đơn giản [trongxã hội ngày nay lúc nào cũng có những ngoại lệ, thế nhưng không nên nhìnvàocác trường hợp ngoại lệ để đánh giá chung].
Phật giáo và khoa học
Ngày nay cộng đồng khoa học ngàycàng quan tâm nhiều hơn đến tư tưởng triết học Phật giáo. Tôi rất lạc quan chorằng trong các thập niên tới đây cách nhìn của chúng ta về thế giới này sẽ thayđổi sâu xa trên cả hai phương diện vật chất và tâm linh.
Sức mạnh của Phậtgiáo
Chỉ khi nào chúng ta có thể dẹp sangmột bên giả thuyết không thể kiểm chứng được về sự hiện hữu của một vị trờisáng tạo giữ chức vụ thẩm phán tối cao, thì khi đó chúng ta mới có thể hìnhdung ra một thứ khái niệm mang đặc tính của một "tôn giáo nhân bản"phát sinh từ sự suy tư của con người, mang chủ đích phục vụ cho con người.
Đứng trên quan điểm đó, khái niệm vềmột vị bồ-tát(boddhisattva)có lẽ gần với khoa học hơn so với tất cả những thứ tạodựng mang tính cách thần học. Tôi tin tưởng thật sâu xa khái niệm về người bồ-tátnhất định đúng đắn và phù hợp hơnvới thế giới ngày nay so với các khái niệm tôn giáo khác. Sức mạnh từ bitronglòng người bồ-tátlà một thể hiện bềnvững phát sinh từ nơi bản chất bất định của chúng ta (người bồ-tátlà hình ảnh nhân cách hóa củachính chúng ta), thể hiện đó thu hút ngày càng nhiều sự hiếu kỳ của giới khoa họcnghiên cứu về Phật giáo. Thật vậy, tôi tin rằng Phật giáo sâu xa và tinhtế hơncác tôn giáo khác và cả các học phái tư tưởng khác. Chúng tôi không kéo hết sựthật về phía chúng tôi, mà chỉ cống hiến kết quả mang lại từ những kinh nghiệmsuy tư thật lâu dài của chúng tôi.
Phật giáo và ngườiphụ nữ
Với tư cách một người Phật giáo, tôitin có sự tái sinh. Vì thế nhất định trong các kiếp sống trước đây tôi đã từnglà người phụ nữ. Các kiếp sống tương lai của tôi cũng [sẽlập lại] như thế. Phật giáo không hề kỳ thị giới tính. Đối với người đànông hay người đàn bà mục đích tối hậu của sự tu tập vẫn chỉ là một. Tiềmnăng đạtđược niết-bàn(nirvana)không khác nhau giữa hai phái tính. Trên bình diện tổngquát, xã hội Tây tạng không hề quy định thứ bậc phân chia nam nữ. Trước đây ngườiTây tạng chúng tôi không hề có một ý niệm gì về sự kỳ thị giữa nam giới và nữgiới, chỉ sau này khi tiếp xúc với các xã hội Ấn độ và Trung quốc chúng tôi mớihiểu đấy là gì.
Sứ mạng của tất cảchúng ta
Với tư cách những người Phật giáochúng ta có bổn phận giúp đỡ tất cả chúng sinh. Nếu không đủ sức mở rộngtâm thứcmình hướng vào chúng sinh trên các hành tinh khác, thì ít ra chúng ta cũng phảinghĩ đến nhân loại trên hành tinh này, đó là một cách thực tế nhất giúp giảiquyết các vấn đề khó khăn chung.
Trong giai đoạn đầu, trước hết chúngta phải tự kiểm soát chính mình phải ngưng ngay các hành động có thể gâynguy hạicho người khác, cố gắng tối đa với tất cả sức mạnh của mình. Đấy là giaiđoạnphòng vệ. Kế đến khi đạt được một trình độ nào đó ta mới tự đặt ra cho mình cácmục tiêu rõ rệt hơn hướng vào việc giúp đỡ người khác, sự giúp đỡ đó không phảichỉ thực thi trong những lúc tụng niệm mà bất cứ lúc nào trong cuộc sốngthườngnhật của mình. Chỉ có cách đó mới tạo được sư an bình lâu bền và mang lại sựhài hòa cho toàn thế giới.
Làm người Phật giáo
Trên phương diện thực tế,người Phậtgiáo khác với người không Phật giáo ở điểm họ "quy y Tam Bảo". Trên phương diện giáo lý người Phật giáo cầnphải chấp nhận Bốn Dấu Ấnquy định nềntảng giáo lý của Đức Phật. Tam Bảogồm có Phật, Pháp(giáo lý của ĐứcPhật) và Tăng đoàn(tập thể những ngườitu tập).
Bốn Dấu Ấn xác nhận căn bản giáo lýđúng theo những lời giảng huấn của Đức Phật gồm có : tất cả mọi vật thểcấu hợp đều vô thường ; sựhiện hữu trói buộc trong điều kiện nhất thiết là khổ đau ; tất cả mọi hiện tượngđều trống không về sự hiện hữu của cái ngã (cái tôi) ; niết-bàn(nirvana) là anbình.
Giáo lý của Đức Phật
Giáo lý của Đức Phật có thể tóm tắtbằng hai câu : "Hãy giúp đỡ người khác" và "Nếu không giúp đỡ đượcngười khác thì ít ra cũng đừng làm gì có thể gây ra nguy hại cho họ".Nguyên tắc giáo lý đó phải bám rễ thật sâu vào mảnh đất của yêu thương và lòngtừ bi.
Cần phải có một nềnđạo đức
Đức Phật luôn nhấn mạnh đến tầm quantrọng của việc giữ gìn đạo đức. Trước khi Đức Phật nhập vào Đại-bát niết-bàn,các đệ tử hỏi Ngài ai sẽ là người thừa kế, Đức Phật trả lời rằng sự tu tập đạo đứcsẽ thay Ngài làm người hướng dẫn cho họ và đạo đức là vị thầy đại diện cho toànthể giáo lý. Đức Phật chỉ định người thừa kế Ngài chính là đạo đức.
Đạo đức, sự tậptrung tâm thức và trí tuệ
Trong bất cứ một cuộc chiến nào điềuđầu tiên là phải phòng thủ ; trong cuộc chiến tâm linh chống lại những xúc cảmmang tính cách tàn phá, đạo đức là thành trì kiên cố của ta. Khi nào việc phòngthủ được vững chắc và ta đã thấm nhuần đạo đức, khi đó ta mới chuyển sang thế tấncông. Trong giai đoạn tấn công khí giới của ta sẽ là trí tuệ. Trí tuệ tương tợnhư viên đạn nằm trong nòng súng hay một tên lửa bộc phá, khí giới dùng để bắnviên đạn hay phóng tên lửa là thể dạng thăng bằng trong tâm thức do thiền địnhmang lại.
Giai đoạn kế tiếp sau khiđã thiết lậpnền móng đạo đức là giai đoạn phát huy sự bình lặng tâm thức và sau hết là triểnkhai trí tuệ.
Con đường đạo đức
Đạo đức là một thể dạng tâm thức biếtgiữ gìn không tạo ra tình huống có thể gây ra nguy hại cho người khác. Sự hoànthiện đạo đức sẽ đạt được khi nào ta phát huy được thể dạng tâm thức tuyệt đốikhông gây thiệt hại cho người khác. Đạo đức gồm có mười yếu tố hay mười lãnh vựckhác nhau trong mục đích cảnh giác không cho chúng vi phạm vào các hành độngtiêu cực.
Mười hành động tiêucực và bốn liều thuốc hóa giải
Chúng ta hành động xuyên qua ba cửangõ : thân xác, ngôn từ và tâm thức. Các hành động tiêu cực của ta phát sinh từba cửa ngõ đó. Trong số các hành động tiêu cực có ba hành động thuộc thân xác :sát sinh, trộm cắp, hành động tính dục thiếu hạnh kiểm ; bốn hành động thuộcngôn từ : nói dối, dèm pha, phỉ báng và ba hoa vô ích ; ba hành động thuộc tâmthần : tham lam, nham hiểm, các quan điểm sai lầm và lệch lạc.
Giữ gìn đạo đức là tránh không vi phạmvào các hành động tiêu cực. Quyết tâm không để bị lôi cuốn vào các hành độngnguy hại chính là cách thực thi những hành động tích cực.
Dù ta cố gắng cách mấy đinữa đểtránh các hành động tiêu cực, nhưng ảo giác chi phối ta từ lâu vì thế đôi khita cũng vô tình vi phạm vào những hành động tiêu cực . Các hành động tệ hại đótất nhiên sẽ mang lại hậu quả. Vì thế nên tu tập để tinh khiết hóa các hậu quả ấybằng các phương pháp mà Đức Phật đã giảng dạy cho chúng ta. Đức Phật khuyênchúng ta nên áp dụng bốn liều thuốc hóa giải sau đây để tinh khiết hóa tínhcách "tiêu cực" của những hành động mà chúng ta vô tình vi phạm.
Bốn liều thuốc hóa giải là sức mạnhcủa sự hối cải, tiềm năng mang lại sự tinh khiết hóa, sức mạnh của sự quyết tâmvà sức mạnh tối thượng do thiền định mang lại khi hướng vào Tam Bảo.
Tại sao phải thiềnđịnh?
Tạo được một tâm thức tích cực vàthăng bằng đủ khả năng đương đầu với những khó khăn của sự hiện hữu là một lợiđiểm không nhỏ. Chẳng hạn ta tập luyện thể dục để nhảy xa, thành tích lập đượctùy thuộc vào khả năng thân xác. Thân xác bị giới hạn bởi vật chất và khả năngvật chất không thể vượt xa hơn một mức độ nào đó. Tâm thức thì khác, thuộc vàolãnh vực của sự trong sáng và hiểu biết. Tâm thức không hề biết giới hạnnhưtrường hợp của vật chất, nếu tâm thức được luyện tập kiên trì các phẩm tínhmang lại sự thăng bằng sẽ ngày càng gia tăng thêm. Chỉ cần thực thi thiền địnhvài phút mỗi ngày cũng đủ giúp cho tâm thức trở nên phong phú và ít xao lãnghơn.
Du hành trong nộitâm
Không bắt buộc là một Phật tử mới cóthể gặt hái được kết quả từ các bài học cũng như những lời giáo huấn đủ loạitrong Phật giáo. Chẳng hạn ta có thể học thế nào là sự khoan dung, thật vậy thiếukhoan dung sự sống sẽ trở nên thật nặng nề. Ta cũng có thể học thế nào là conđường mang lại an bình cho tâm thức, đó là những gì tối cần thiết giúp ta hànhđộng đúng đắn. Thật vậy an bình tâm thức là trọng tâm của mọi sự tu tập.Thể dạngan bình trong tâm thức giúp ta lúc nào cũng chủ động được hành động của mình giữathế gian này, cũng nên hiểu là trong thế gian ta đang sống có những người lánggiềng của ta nhưng đồng thời cũng có cả kẻ thù của ta và cả ta nữa. Phương phápchính yếu giúp đạt được thể dạng an bình là thiền định, đó là trọng tâm của mọiphép tu tập và cốt tủy của giáo pháp. Thiền định nhất thiết giúp ta dần dần lắngsâu vào nội tâm của mình, và từ đó sự an bình sẽ hiển lộ. Tất cả chúng ta đều ướcmong thật sâu xa thực hiện được điều ấy, thế nhưng sự an bình lại thườngbịchôn vùi, che khuất và ngăn chận. Sự hung hãn là một thành phần liên kếtvới sựhiện hữu của ta. Và đấy chính là gì mà ta phải chiến đấu để chống lại. Thếnhưng bản chất đích thực của chúng ta là an bình, vì thế Đức Phật Thích-caMâu-ni khuyên chúng ta hãy đi tìm sự an bình tại nơi sâu kín của lòng mình vànhất định chúng ta sẽ tìm thấy nó.
Con đường trí tuệ
Khổ đau ngự trị trong bóng tối dầy đặcmà chúng ta gọi là "vô minh căn bản". Ánh sáng nội tâm càng chiếu rọi,bóng tối càng giảm đi. Ánh sáng ấy mở ra con đường duy nhất có thể mang lại chota sự giải thoát tức niết-bàn(nirvana).
Loại bỏ ảo giác đểbiến cải tâm thức
Loại bỏ ảo giác - tức vô minh căn bản- đòi hỏi sức cố gắng của cả một đời người. Nếu ta tích cực tu tập, hết thángnày đến năm nọ, đến một lúc nào đó ta sẽ nhận thấy tâm thức biến cải. Nếu tamong chờ hiệu quả phải xảy ra ngay tức khắc hoặc ước muốn sớm chủ động được tưduy và xúc cảm, ta sẽ thất vọng và chán nản.
Một trong các vị thầy lớnnhất tronglịch sử Phật giáo Tây tạng là Mật-lặc Nhật-ba (Milarépa), một vị du-già vào thếkỷ thứ XI. Ngài sinh sống như một con thú hoang trong nhiều năm trường, gắng sứctu tập bằng đủ mọi phương cách, và sau đó mới đạt được sự hoàn thiện tốithượng.
Đạo Pháp (Dharma)là quy luật của vũ trụ
Sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật"chuyển động bánh xe Đạo Pháp nhiềulần" trước khi nhập vào Đại-bátniết-bàn(Parinirvana).Bánh xe Đạo Pháp là biểu hiện của quy luật vũ trụ màĐức Phật đã khám phá ra, bánh xe ấy tượng trưng cho những lời giáo huấn của ĐứcPhật với mục đích giúp chúng ta tránh khỏi khổ đau trong thế giới ta-bà(samsara).
Giữ vững kỹ cương cho tâmthức làcách tu tập chính yếu nhất. Không nên chấp nhận những lời giáo huấn của Đức Phậtbằng đức tin mù quáng mà phải suy xét thật cẩn thận. Vì thế không nên đơn giảnthốt lên: "Tôi tin là đúng". Nhất thiết phải dựa vào sự hữu lý(lôgic) và lý trí để phân tích. Nếu nhận thấy điều gì không phù hợp với lý trívà thực tế thì nhất định không bao giờ chấp nhận.
Một người nào đó khi đã hiểu được ĐạoPháp (Dharma) là gì sẽ nhìn của cảitrong thế gian này tương tợ như một giọt sương trên đầu cọng cỏ.
Giáo huấn của ĐứcPhật hay kinh sách Kangyr của người Tây tạng
Chư Phật giảng dạy kinh sách su-tra(kinh của Phật giáo nói chung) riêng Đức Phật [Thích-ca]giảng dạy cả hai thứ kinh su-tra và tan-tra (kinh của Phật giáo bí truyền).
Các kinh sách quan trọng ghi chéptoàn bộ các lời giảng huấn của Đức Phật được dịch sang tiếng Tây tạng mang tênlà Kangyur. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng cho các cử tọa đại chúng gồmnhững người có kiến thức trung bình và cho cả những người có tâm thức uyên báchơn.
Vì thế các lời giảng huấncủa Đức Phậtgồm nhiều cấp bậc khác nhau, từ các cấp bậc dễ hiểu cho mọi người đến các cấp bậcthật cao siêu rất khó thấu triệt.
Mục đích tạm thờivà tối thượng
Khi luận bàn về mục đích,ta sẽ thấycó hai lãnh vực khác nhau : tạm thời và tối thượng. Mục đích tạm thời hướng vàoviệc tái sinh trong kiếp sống sau dưới thể dạng quý giá của con người. Mục đíchtối thượng nhắm vào sự giác ngộ hoàn hảo tức là niết-bàn, hoặc thể dạng hiểu biết toàn năng mang chủ đích giúp đỡngười khác [tức là người bồ-tát].
Muốn thực hiện mục đích tối hậu dướithể dạng hiểu biết toàn năng [người bồ-tát] phảithể hiện qua hình tướng con người xuyên qua nhiều kiếp. Tu tập đạo đức [còn gọi là tu giới] là yếu tố tiên quyết giúp táisinh theo chiều hướng đó.
Chúng ta có thể chọnlựa
Nếu chúng ta biết lợi dụng thể dạngcon người để thực thi những hành động tích cực, trong lâu dài thể dạng đó sẽ đượccải thiện hơn, lúc ấy sự hiện hữu của ta sẽ trở nên thật sự quý báu [tái sinh để trở thành một con người hoàn hảo hơn].Ngược lại, nếu ta sử dụng khả năng thân xác và tiềm năng tinh thần của mình đểthực hiện những hành động tiêu cực trong mục đích đày đọa, khai thác và triệt hạngười khác, sự hiện hữu của ta sẽ trở thành một mối nguy hiểm cho chính mình vàcả người khác. Sử dụng sự hiện hữu trong mục đích tàn phá thì sự hiện hữu đó sẽhủy diệt tất cả những gì mà ta đã thu góp được [táisinh dưới một thể dạng thấp kém hơn].
Sự chiến đấu củangười tu tập
Dưới một góc cạnh nào đó có thể sosánh một người tu tập dù là đàn bà hay đàn ông với một chiến sĩ đang xông vàocuộc chiến. Vậy người tu tập chiến đấu chống lại ai ? Họ chống lại nhữngkẻ thùđang ẩn nấp trong nội tâm của họ, đó là vô minh, nóng giận, bám víu, kiêu ngạo...,tất cả những thứ ấy là địch thủ tối hậu của chính họ. Chúng không tấn công từbên ngoài vì chúng hiện hữu tự tại ngay từ bên trong người chiến sĩ. Cácmónkhí giới giúp họ chống cự với kẻ thù là trí tuệ và sự tập trung tâm thức. Đạndược và đại pháo là trí tuệ, súng ống để bắn đi là các kỹ thuật tập trung tâmthức : tức là sự nhập định sâu xa.
Lý thuyết và thựchành
Người Tây tạng thường kể một câuchuyện như sau : Có một người hành hương tìm đến một ngôi chùa và trông thấy mộtngười đang ngồi trong tư thế thiền định [ám chỉ mộtngười tu hành] bèn hỏi người này đang làm gì thế. Người hành thiền đápnhư sau : "Tôi đang luyện tập sự kiên nhẫn". Người hành hương bèn thốtra một lời nguyền rủa thật thô tục, người hành thiền đùng đùng nổi giận.Phản ứngấy cho thấy sự tu tập của người hành thiền này chỉ mang tính cách lý thuyếtsuông.
Sự hiểu biết mangtính cách lý thuyết đơn thuần rất nguy hiểm
Nếu phải lựa chọn giữa thực hành vàlý thuyết thì nên chọn thực hành vì sự thực hành sẽ giúp rút tỉa được ngay nhữnggì hữu ích từ sự hiểu biết của mình. Lý thuyết đơn thuần đối với một người mangtâm thức chưa được thuần hóa có thể làm phát sinh hoặc làm gia tăng thêmnhữngthể dạng tâm thức đáng tiếc, mang lại những điều phiền lụy cho mình và cho ngườikhác, thay vì mang lại sự an bình trong tâm thức mà mình mong ước. Có thể xảyra trường hợp ta ganh tị với những người có địa vị cao hơn, tranh giành với nhữngngười ngang hàng, hoặc tự kiêu và khinh miệt những kẻ thấp kém hơn, v.v.Trườnghợp như thế cũng tương tợ như một phương thuốc trị bệnh hóa thành một liều thuốcđộc. Lý thuyết đơn thuần vô cùng nguy hiểm, vì thế phải luôn luôn ứng dụng nóvào thực tế và lòng nhân từ.
Nghiên cứu kinhsách và tấm da gấu
Cómột câu chuyện mang tính cách khuyên bảo như sau : Có một người du-già thôngthái đang ngồi nghiên cứu Luật tạngvà đọc thấy một câu trong giới luật cấm không được ngồi lên một tấm da thú đểthiền định. Vị này lật đật gấp tấm da gấu phủ trên chiếc ghế mình đang ngồi và đẩyra nơi khác. Sau đó vị này ngồi đọc tiếp, câu sau lại nói rằng nếu gặp trường hợptrời giá rét hay bị bệnh tê thấp thì không cấm. Thế là vị này liền rón rén đưatay kéo tấm da đến gần, mở ra phủ trở lên ghế thật ngay ngắn. Đấy là cách ứng dụngvào thực tế : đem ra áp dụng tức khắc những gì mình vừa học hỏi được.
Đạo Pháp quan trọnghơn người thầy
Có phải chính Đức Phật với tư cách một ngườiThầy đã từng nói như thế này : "Này các tỳ kheo, các tỳ kheo ni, không nêntin vào những lời giảng huấn của Như Lai chỉ vì kính trọng Như Lai, phảimangnhững lời giảng huấn ấy phân tích như một người thợ nữ trang chà sát, cắt, nấuvàng" [....] "Không nên tin vào một cá thể con người. Chỉ nên tin vàoĐạo Pháp". Câu trên đây có nghĩa là không nên nhìn vào uy tín của người thầymà đánh giá Đạo Pháp. Dù cho người thầy được nhiều người kính nể, nhưng nhấtthiết phải nhìn vào những lời giảng huấn của người ấy để đánh giá xem cóchínhthực và đúng đắn hay không.
Sức mạnh của sựtruyền thụ
Nghiên cứu đơn thuần bằngkinh sáchvề phép luyện tập phát lộ lòng từ bi cũng có thể mang lại một sức mạnh vững bền.Thế nhưng nếu gặp được một người thầy từng luyện tập từ bi và nếu vị nàysẵnsàng truyền lại cho mình những kinh nghiệm mà chính vị ấy đã đạt được trong sựhiện hữu của mình nhất định sẽ mang lại cho ta những hiệu quả mãnh liệt hơn nhiều.Một cấp bậc thực hiện cao độ chỉ có thể đạt được bằng sự hướng dẫn của một vịthầy đã đạt được những kinh nghiệm đích thực.
Người đệ tử phải đảmđang vai trò một người thầy
Đối với tín ngưỡng Phật giáo, trởthành người thầy là nhờ vào người đệ tử. Không có thứ giấy má chứng thựcnào,văn bằng hay chứng chỉ nào chứng nhận tư cách làm thầy cho bất cứ ai. Chỉ có thểgọi là một vị lạt-ma khi nào người này có đệ tử, đơn giản chỉ có thế. Khi một vịđạo sư (guru) tức người thầy tinh thầnlạm dụng quyền lực của mình, thực thi những hành động sai trái và bất chính,người đệ tử phải phản đối ngay tức khắc. Lỗi lầm thuộc cả hai bên. Lỗi lầm trướcnhất do người đệ tử quá nhiệt tình, quá dễ dãi , hết lòng tận tụy, chấp nhận mùquáng tất cả những gì nơi người thầy, thái độ đó làm hủ hóa người thầy. Lỗi lầmsau đó là do người thầy không giữ được sự liêm chính trước những cám dỗ trong bốicảnh do người đệ tử tạo ra.
Sức mạnh buộc chặtgiữa thầy và trò
Khi phải kết nối sự tươnggiao với mộtngười thầy tâm linh, chớ nên vội vã xem người này là vị thầy của mình. Sức mạnhtương kết giữa thầy và trò rất quan trọng, vì thế tốt nhất trước hết chỉnênđơn giản xem người ấy là "một người đồng hành với ta trên đường tìm kiếmnhững giá trị tâm linh", tiếp tục giữ tình trạng ấy trong một khoảng thờigian do ta quyết định - hai năm, năm năm, mười năm hay hơn nữa. Trong khoảng thờigian này ta xét đoán từ cách ăn ở cho đến những lời giảng huấn của vị ấycho đếnkhi nào ta tìm được đầy đủ bằng chứng xác nhận sự liêm khiết đích thực của vị ấy.Một cách vắn tắt, không cần phải nhìn vào các thứ giấy tờ chứng minh. Tóm lạiđiểm tối quan trọng là ngay từ lúc đầu phải thận trọng và kiên quyết.
Cách chọn lựa một đạosư (guru)
Một trí giả uyên bác Tây tạng làSakya Pandita (1182-1251) thường khuyên bảo mọi người phải thật thận trọngtrong từng quyết định dù nhỏ nhặt cách mấy, chẳng hạn như chọn mua một con ngựa.Vì thế, đối với việc tu tập Đạo Pháp (Dharma)nhất định ta còn phải cẩn thận hơn nhiều để chọn cho mình một cách tu tập thíchhợp và một người thầy đích thực, bởi vì mục đích khác hơn với một phươngtiệnchuyên chở [tu tập Đạo Pháp quan trọng hơn là đi mua mộtcon ngựa].
Phật giáo là mộtkho tàng quý giá
Phật giáo là kho tàng quýgiá củatoàn thể mọi người. Nghe giảng về Đạo Pháp hay đứng ra thuyết giảng Đạo Pháp đềulà cách góp phần kiến tạo sự an lành cho nhân loại.
Khổ đau theo quanđiểm Phật giáo
Trong giáo lý nhà Phật cómột kháiniệm quan trọng mà chúng ta cần phải nắm vững trước nhất ấy là thân xác và tâmthức chúng ta mang sẵn những mầm mống của khổ đau. Những khổ đau đó thể hiện dướiba dạng khác nhau : trước hết là khổ đau thông thường tức là những cảm nhận đauđớn phát hiện trên thân xác hay trong tâm thức ; thứ hai là khổ đau phátsinh từsự đổi thay lệch lạc [không theoý muốn của mình],sự bất toại nguyện đó liên hệ với bản chất phù du của hạnh phúc ; sau cùng là mộtthứ khổ đau thật tinh tế nội tại trong sự hiện hữu, tức là tính cách khổđau củachính sự hiện hữu lệ thuộc (vào điều kiện) [khổ đausinh ra từ sự bất toại nguyện về hình tướng của thân xác và sự vận hành khôngđúng với sự mong muốn trong tâm thức của mình].
Giải thích về ba thứkhổ đau
Thí dụ như khi bị bỏng, ta thoa kemvào chỗ bỏng và có cảm giác được chăm sóc làm giảm bớt đau rát, đó là khổ đau củasự đổi thay, vì dù đau đớn có giảm bớt trong nhất thời thì sự giảm bớt ấy cũngkhông thể kéo dài. Nếu có ai vô tình chạm vào vết bỏng hay đổ nước sôi vào đấy,ta sẽ cảm thấy đau rát dữ dội, đấy là sự khổ đau mang tính cách hiển nhiên. Haithứ khổ đau trên đây [khổ đau của sự đổi thay và đau đớnhiển nhiên] có thể xảy ra là vì trước đó có sẵn một vết bỏng. Nếukhôngcó vết bỏng sẽ không có hậu quả nào xảy ra. Vết bỏng tạo ra điều kiện cần thiếtcho những khổ đau xảy ra sau đó, tương tợ như sự chiếm hữu một thân xác và mộttâm thức sẽ tạo cơ sở cần thiết cho những khổ đau phát sinh. Bản chất của thânxác tự tạo ra cho nó các điều kiện cần thiết để bị bỏng. Thân xác hàm chứa sẵnđiều kiện tất yếu để gánh chịu khổ đau. Đấy là khổ đau phát sinh từ điềukiệntiên quyết nhất [tức là thân xác].
Khổ đau vì sự hiệnhữu trói buộc
Ta đánh giá quá cao tất cả những gìta cho là thuộc "sở hữu của ta". Nhất là trong các trường hợp liênquan trực tiếp đến "thân xác của ta" và "tâm thức của ta"ta lại còn xem trọng hơn nữa. Dù ra sức tìm kiếm lạc thú và lẫn tránh khổ đau,khổ đau vẫn cứ bám sát ta và lạc thú thì mỗi lúc mỗi xa dần. Sở dĩ điều đó xảyra là vì tâm thức và thân xác ta, gồm những cấuhợp tâm thần và vật chất, luôn phản ứng tùy thuộc vào các điều kiện trói buộctạo ra từ các hành động và xúc cảm bấn loạn của ta trong quá khứ. Tâm thức vàthân xác ta lệ thuộc vào những nguyên nhân kém tinh khiết [ô nhiễm] từ trước, do đó chúng cũng thừa hưởng nhữngkhổ đau từ trước, thế nhưng chúng lại tiếp tục tạo ra những khổ đau khácchotương lai.
Sự hiện hữu của taphát sinh từ những thứ cặn bã
Sự hiện hữu dưới thể dạngcon ngườimà chúng ta xem là quý báu phát sinh từ những thứ cặn bã. Thân xác ta được tạotác từ sự kết hợp giữa các chất lỏng do cha mẹ tiết ra, trong đó có tinhtrùngvà noãn cầu. Cha mẹ ta cũng sinh ra từ những chất liệu như thế, cha mẹ của chamẹ ta hay ông bà của cha mẹ ta cũng thế. Nếu tiếp tục nhìn theo cách đó ta sẽnhận thấy thân xác là sản phẩm cuối cùng tạo ra từ các vật liệu bài tiếttrênđây. Nếu lý luận xa hơn ta sẽ phải chấp nhận thân xác chỉ là một bộ máy sản xuấtphân và nước tiểu. Thân xác tương tợ như những thứ bài tiết chẳng có gì để cho tatrau chuốt.
Các mối tương quanvà trói buộc của sự hiện hữu
Ta hiện hữu bằng cách vừaliên đới vớisự vận hành của tâm thức [bên trong] vừa lệ thuộcvào tất cả các sự hiện hữu khác [bên ngoài, gồm tất cảcác hiện tượng thuộc toàn thể vũ trụ].
Dầu sau thì sự hiện hữu của ta khôngđộc lập dưới bất cứ hình thức nào. Thế nhưng tự nó lại là một sự hiện hữu. Vìthế mà Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã nói rằng : " Thân xác này phải gánh chịu cái chết, nó đo được chưa đầy hai thước chiềucao, thế nhưng bên trong nó, nó có thể chất chứa cả thế giới, nguồn gốc của thếgiới, sự chấm dứt của thế giới và luôn cả con đường đưa đến niết-bàn".
Tính chất khổ đautrong vẻ đẹp của sự hiện hữu
Nếu ta nghĩ đến hậu quả không tránhkhỏi, phát sinh từ những sai lầm trong quá khứ và bản chất khổ đau trongnhữngvẻ đẹp của sự hiện hữu trói buộc trong chu kỳ luân hồi, ta sẽ bớt bám víu vàokiếp sống hiện tại và các kiếp sống khác trong tương lai và ta càng mongướcnhiều hơn được giải thoát ra khỏi những kiếp sống đó.
Người bồ-tát
Người bồ-tát (bodhisattva) đối với chúng ta là một sinh linh lý tưởng, một sinhlinh mang khả năng đạt được niết-bàn (nirvana)và sự yên nghỉ tuyệt đối trong thể dạng trong sáng, thế nhưng người bồ-tátkhông hội nhập vào thể dạng ấy mà lại bước vào thế giới của khổ đau để trợ giúpchúng sinh. Nói cách khác người bồ-tát không thể tìm thấy sự nghỉ ngơi thật sựkhi nào trong thế gian này vẫn còn một chút bóng dáng của khổ đau. Chúngta cầnphải tạo ra hình ảnh người bồ-tát trong tâm thức của chính mình. Nếu tôinhất quyếtsẽ phục vụ chúng sinh trong một khoảng thời gian thật dài không biết baogiờ sẽchấm dứt, có thể sẽ kéo dài mãi mãi cho đến vô tận, đương nhiên tôi phảichối bỏmọi thể dạng yên nghỉ của phúc hạnh, điều đó đòi hỏi tôi phải có một ý chí thậtvẹn toàn và hoàn hảo. Thiếu một cái ngãcực mạnh ta sẽ không bao giờ thực hiện được quyết tâm ấy [nếu còn giữ một cái ngã để phục vụ chúng sinh ta sẽ chưa đạtđược giác ngộ hoàn hảo để hội nhập với niết bàn] .
Phép tu tập của ngườibồ-tát
Quá trình tu tập của người bồ-tát đượcphân chia thành sáu cấp bậc hoàn thiện gồm có sự hào phóng, đạo đức, kiên nhẫn,cố gắng, tập trung tâm thức và trí tuệ.
Muốn giúp người khác thựchiện đượcước vọng của họ, trước hết chính mình phải tu tập để đạt được sự rộng lượng, sauđó muốn cho sự rộng lượng được vững bền phải cần giữ gìn đạo đức, tức không gâyra nguy hại cho người khác. Muốn giữ gìn đạo đức cần có sự trợ giúp của kiên nhẫnvì kiên nhẫn rất cần thiết để tự vệ trước các hành vi độc ác của người khác.Sau hết muốn hoàn tất tốt đẹp các cấp bậc tu tập trên đây ta phải có mộtsức cốgắng thật mạnh. Sức cố gắng sẽ không lâu bền và hiệu quả nếu ta chưa đủ sứcphát động sự tập trung tâm thức. Sau hết khi nào ta chưa phát huy được trí tuệđể nắm bắt bản thể của mọi hiện tượng thì khi đó ta vẫn chưa hội đủ khả năng hướngdẫn người khác một cách đúng đắn trên đường đưa đến giác ngộ.
Tu tập đại từ bi
Chỉ cần một phép tu tập duy nhấtcũng đủ đạt được Phật tính. Phép tu tập ấy gọi là đại từ bi. Khi ta pháthuy đượcbồ đề tâm (bodhicitta) - tức ước vọngxuất phát từ lòng từ bi mong muốn đạt được giác ngộ để phục vụ người khác -ngay cả trong trường hợp ta đang sống trong một cõi hiện hữu thật thấp ta vẫnđược xem là một người bồ-tát, một người con Phật.
Hương vị ngọt ngàocủa người bồ-tát
Một thi hào Ấn độ thế kỷ thứ VI làChandragomin nói rằng thật hết sức ngu xuẩn khi ta mong muốn biến đổi vịđắng củamột thứ hoa quả bằng cách cho thêm một vài giọt mật. Cũng thế ta không thể chờmong sau một hay hai lần thiền định, hương vị quá ô nhiễm vì ảo giác củatâm thứcvụt biến thành hương vị ngọt ngào tỏa ra từ bồ tát hạnh và lòng từ bi. Sự cố gắngkiên trì và đều đặn thật vô cùng cần thiết. Đức Phật cho biết là người bồ-tátloại bỏ ảo giác bằng sức mạnh của trí tuệ, thế nhưng sức mạnh của từ bi khôngcho phép người bồ-tát làm ngơ trước khổ đau của chúng sinh.
Các thần linh thịnhnộ
Người ta thường hỏi tôi :" NgườiTây tạng lúc nào cũng nói đến từ bi tại sao một số thần linh Tây tạng lại có vẻhung tợn đến thế ?".
Phép tu tập du-già về thần linh nhấtthiết nhắm vào một mục đích duy nhất : thực hiện lý tưởng bồ-tát hạnh, đó làphương tiện duy nhất có thể giúp phục vụ tối đa và tuyệt đối tất cả chúng sinh.Trong phép du-già đó, người tu tập cố gắng đạt đến cấp bậc cao nhất : tức là thểdạng tột đỉnh của giác ngộ. Trong quá trình thiền định đó, chẳng những người tutập khẩn cầu sự giúp đỡ của các thần linh hiền hòa mà còn kêu gọi đến các thầnlinh hung tợn để biến họ thành đồng minh trong mục đích lợi dụng năng lực phátsinh từ dục vọng của họ để gia tăng thêm sức mạnh của mình trong việc trợ giúpngười khác, năng lực mãnh liệt đó phát sinh từ tâm thức khi nó bị sự giận dữxâm chiếm. Các vị thần linh thịnh nộ hiển hiện tạo ra cơ hội cho ta lèo lái sựgiận dữ trên đường giác ngộ.
Một vài quyền năngcủa Đức Phật
Đức Phật có sức mạnh quánthấy đượccác tiềm năng tinh tế, trung bình hay yếu kém của từng chúng sinh trong việc tutập.
ĐứcPhật có khả năng quán thấy được các kiếp trước của mỗi chúng sinh và lúcnàocái chết sẽ đến với họ và cả sự tái sinh của họ, phù hợp với căn nghiệp của họ.
Trí tuệ của Phật
Trí tuệ của Đức Phật lúc nào cũng tậptrung vào Tánh không, vì thế không lúc nào Ngài rời khỏi bản thể của hiện thực.
Thực ra tâm thức của chúng sinh cũngtrống không và không mang bản chất tự tại [Phật tính].Người ta chỉ định Tánh không tự nhiên đó của tâm thức bằng thuật ngữ : "hạtgiống của các vị Như Lai (Tathagata),haydòng truyền thụ của chư Phật". Hạt giống đó hiện hữu trong mỗi chúngsinh, do đó tất cả chúng sinh đều hàm chứa khả năng đạt được thể dạng của Phật".
Thái độ của Phật
Không có một tư duy nào hiển hiệntrong trí tuệ của một vị Phật. Không có bất cứ gì khích lệ một vị Phật thực hiệnsự an lành cho chúng sinh, bởi vì vị Phật bằng sức mạnh của đại từ bi đãkhiến chosự an lành phải bắt rễ từ trong tim của mỗi con người, giúp họ rút tỉa được lợiích cho cuộc sống tạm bợ này và cho sự an lành trong tâm linh họ.
Tiềm năng vô tận củalòng từ bi
Thân xác, ngôn từ và tâm thức củachư Phật không bao giờ biết mệt khi phục vụ cho lợi ích của chúng sinh. Chư Phậtthực hiện ước vọng của chúng sinh và hướng dẫn họ từng giai đoạn một vớitất cảsự khéo léo cần thiết, phù hợp với nhu cầu, khả năng và ước vọng đa dạngcủa họ.Mỗi khi một vị Phật trông thấy chúng sinh khổ đau, tâm thức của vị ấy liền bịkhơi động bởi lòng từ bi vô tận hàm chứa một tiềm năng vô biên.
Đại từ bi
Trong tinh thần đại từ biĐức Phậtđưa ra con đường và các phương tiện giúp mỗi người trong chúng ta tự giải thoátkhỏi mọi dục vọng, chính vì thế đã hiển hiện ra muôn ngàn hành động [củachư Phật] sinh khởi không ngưng nghỉ từ thể dạngđại từ bi.
Đức Phật Thích-caMâu-ni
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni còn gọi làĐức Phật Cồ-đàm sinh ra cách nay đã hơn hai nghìn năm trăm năm tại Ấn độtrongmột gia đình hoàng tộc, thuộc dòng họ Thích-ca. Ngài sống cuộc đời vươnggiả củamột vị hoàng tử, thế nhưng lại sớm nhìn thấy khổ đau cùng khắp và bản chất mongmanh của thể dạng con người, vì thế Ngài rời bỏ vương quốc của vua cha và quyếttâm hy sinh đời mình để tu luyện khổ hạnh.
Trên quan điểm con người có tất cảmười hai biến cố xảy trong kiếp nhân sinh của Ngài : giáng trần từ cõi trời ĐâuSuất (Tushita), thụ thai, đản sinh, họchỏi khi lớn lên, kết hôn, từ bỏ thế tục, khổ hạnh, thiền định dưới cội Bồ-đề (cộicây giác ngộ), chiến thắng Ma vương (Mara- tức các sức mạnh của vô minh), đạt được Phật tính, giảng huấn và giải thoátkhỏi cõi ta-bà.
Trên đường học hỏi Đức Phật chấp nhậnmọi thử thách : đày đọa thân xác, xa lìa người thân, từ bỏ sản nghiệp đểxả thânhọc hỏi và tu tập.
Trí tuệ của Đức PhậtThích-ca Mâu-ni
Chúng ta xem Đức Phật Thích-caMâu-ni như một sinh linh thượng thặng đạt được một cấp bậc tâm linh và hiện hữucao nhất. Tuy thế trong thời gian đầu, trước khi đạt được giác ngộ và tiếp theođó suốt trong bốn mươi lăm năm giảng huấn, Ngài chỉ là một chúng sinh như cácchúng sinh khác. Nhờ vào sự cố gắng của chính mình và sự chuyên cần nghiệt ngã,Ngài trở thành một vị Phật. Trong suốt bốnmươi lăm năm Ngài không ngừng học hỏi thêm, cảnh giác các đồ đệ, trình bày giáolý, hiển lộ như một thánh nhân (nhữngngười Ấn giáo tin rằng Đức Thích-caMâu-ni là vị Hóa thân thứ chín của Thần Vishnu).
Những gì trên đây chứng minh cho thấytâm thức kỳ diệu của Đức Phật. Cho đến giây phút cuối cùng trước khi nhập vàoniết-bàn tâm thức Đức Phật không ngừng hoạt động, quán xét , thăng tiến đến mộtmức độ cực kỳ tinh vi và cao siêu. Vậy thì chúng ta đây, chúng ta phải làm gì đốivới tâm thức của chính mình ?
Sự hiểu biết siêunhiên của Đức Phật
Trí tuệ của Đức Phật thấutriệt đượctoàn bộ các hiện tượng quy ước và tuyệt đối, dễ dàng như nhìn một vật thể tronglòng bàn tay. Tâm thức của Đức Phật cũng đạt được sự quán thấy siêu nhiên. Ngàicảm nhận được toàn thể thế giới hiện tượng không một mảy may sơ sót vì Ngài đãđạt được thể dạng toàn vẹn không còn vướng mắc một chút vết tích nhỏ nhoi nào củasự bế tắc có thể ngăn chận sự hiểu biết của Ngài.
Các tướng tốt trênthân của Đức Phật
Trong số ba mươi hai tướng tốt chínhyếu trên thân của Đức Phật có thể kể ra hai bánh xe bằng vàng in đậm ở lòng haibàn chân. Trong số tám mươi tướng tốt thứ yếu có thể kể ra các móng tay màu đỏnhư đồng. Khi nào nhìn thấy một thân thể mang các dấu hiệu như thế, chúng ta cóthể tin chắc cội rễ của giác ngộ đã ăn sâu vào tấm thân ấy.
Đức độ của ngôn từ
Ngôn từ của một vị Phật thật khả áivà mang lại lợi ích. Người ta bảo rằng ngôn từ của Phật thật dịu dàng vìmỗikhi nghe được ngôn từ ấy tâm thức ta sẽ tràn ngập hân hoan.
Khi một vị Phật thuyết giảng, tất cảsinh linh trên cõi thiên, cõi long xà (naga),ngạ quỷ, các nhạc công trên cõi trời, loài người và mọi chúng sinh trongcáccõi khác đều hiểu được, tùy theo ngôn ngữ của họ : đó đã đặc tính lớn nhất củamột vị Phật.
Hạt giống của một vịPhật
Chúng ta không nên quên là trong mỗicon người dù sa đọa hay hung bạo cách mấy đi nữa nhưng đã là một con người thìhọ đều hàm chứa hạt giống của yêu thương và lòng từ bi giúp cho họ trở thành mộtvị Phật một ngày nào đó.
Bures-Sur-Yvette,24.11.10
Hoang Phongchuyểnngữ