- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Ở Việt Nam, cũng như nhiều nước Đông phương khác, người ta khuyến khích sự bày tỏ lòng thương tiếc người quá cố. Phật giáo quy định rất rõ ràng các chi tiết tang lễ để giúp người sống tỏ bày lòng thương tiếc người quá vãng qua các lễ nhập quan (liệm xác), thành phục (phát tang), cầu siêu (cầu nguyện chư Phật tiếp độ hương linh người qua đời về Cực lạc), cúng linh (cầu nguyện và cúng thức ăn cho hương linh người qua đời) tại nhà quàng cũng như tại chùa.
Ở Việt Nam, tang lễ được quy định rất chi tiết khi ở nhà, lúc di quan (chuyển quan tài đi chôn hay hỏa táng), khi đến nghĩa trang, lúc hạ huyệt.v.v... Ngoài ra, những người thân trong gia đình sẽ mặc tang phục theo sự liên hệ với người qua đời. Những điều ấy rất tốt về phương diện tâm lý vì nó nuôi dưỡng tình thương, bảo vệ mối liên hệ tinh thần của người sống đối với kẻ qua đời, khi tình thương và mối liên hệ đang gặp khủng hoảng vì đối tượng thương yêu bị mất đi.
Những nghi thức này một mặt giúp cho gia đình nhận rõ sự thật là người thân của mình đã qua đời, mặt khác vẫn duy trì được tình thương yêu của người sống đối với kẻ ra đi, hay nói một cách khác, giúp cho người sống nhận ra rằng đối tượng họ thương yêu vẫn còn có mặt trong lòng mình và hướng tình thương yêu của họ đến người ấy.
Trước khi cử hành lễ cầu siêu, quý vị tăng ni thường dặn người Phật tử đừng than khóc quá nhiều, đừng gây ra sự huyên náo, nên tạo một không khí yên tĩnh để mọi người có thể tụng kinh, trì chú, đem lòng thành mà cầu nguyện cho hương linh, nhờ đó mà người trong gia đình có thể chuyển những niềm thương tiếc buồn rầu thành năng lượng của tình thương yêu tích cực. Chính trong bầu không khí linh thiêng đó mà họ cảm nhận được giáo lý mầu nhiệm của đạo Phật và giúp tâm họ khai mở.
Trong những buổi cầu siêu và tiến cúng hương linh người quá vãng tại nhà, nơi nhà quàng và sau đó tại chùa, các vị tăng ni thường tụng kinh A-di-đà nói lên cảnh giới an vui trong sạch của chốn Tịnh độ, làm lễ quy y Phật, Pháp và Tăng cho hương linh, nhắc nhở hương linh quay về thế giới của an lành và giải thoát vốn là quê hương chân thật ngàn đời của mình. Ngoài ra, quý vị tăng ni còn dâng sớ (đọc trước bàn Phật) và điệp (đọc trước bàn thờ hương linh quá vãng). Trong sớ và điệp nêu tên họ của người thân cùng những lời nguyện cầu chân thành và tốt lành cho người mới ra đi, cùng tụng các bài thần chú có âm thanh nhiệm mầu.
Thân nhân lễ Phật, đem lòng thành tham dự vào lễ cầu nguyện. Tiếng tụng kinh trầm bổng thiết tha, lời nguyện cầu, tâm thành, tiếng mõ đều nhịp, tiếng chuông thanh thoát, ánh sáng đèn lung linh và mùi thơm của nhang trầm giúp cho thân nhân người qua đời cảm thấy gần gũi hơn với kẻ đã ra đi. Một cách chính thức, họ chấp nhận người thân của mình đã giã từ cuộc đời này. Mặt khác, về phương diện tâm linh, người thân của họ không bị tiêu mất theo cách nói thông thường “chết là hết”, và họ cảm nhận được sự có mặt của người thân vẫn còn gần gũi họ trong những buổi lễ cầu nguyện như trên.
Chính qua nghi lễ cầu nguyện đó mà những sự tiếc thương, buồn bã, giận hờn, nuối tiếc, khổ đau được chuyển thành tình thương yêu bao la hướng đến người qua đời. Đó là sự chuyển hóa năng lượng từ tiêu cực thành tích cực.
Ở Việt Nam, tang lễ được quy định rất chi tiết khi ở nhà, lúc di quan (chuyển quan tài đi chôn hay hỏa táng), khi đến nghĩa trang, lúc hạ huyệt.v.v... Ngoài ra, những người thân trong gia đình sẽ mặc tang phục theo sự liên hệ với người qua đời. Những điều ấy rất tốt về phương diện tâm lý vì nó nuôi dưỡng tình thương, bảo vệ mối liên hệ tinh thần của người sống đối với kẻ qua đời, khi tình thương và mối liên hệ đang gặp khủng hoảng vì đối tượng thương yêu bị mất đi.
Những nghi thức này một mặt giúp cho gia đình nhận rõ sự thật là người thân của mình đã qua đời, mặt khác vẫn duy trì được tình thương yêu của người sống đối với kẻ ra đi, hay nói một cách khác, giúp cho người sống nhận ra rằng đối tượng họ thương yêu vẫn còn có mặt trong lòng mình và hướng tình thương yêu của họ đến người ấy.
Trước khi cử hành lễ cầu siêu, quý vị tăng ni thường dặn người Phật tử đừng than khóc quá nhiều, đừng gây ra sự huyên náo, nên tạo một không khí yên tĩnh để mọi người có thể tụng kinh, trì chú, đem lòng thành mà cầu nguyện cho hương linh, nhờ đó mà người trong gia đình có thể chuyển những niềm thương tiếc buồn rầu thành năng lượng của tình thương yêu tích cực. Chính trong bầu không khí linh thiêng đó mà họ cảm nhận được giáo lý mầu nhiệm của đạo Phật và giúp tâm họ khai mở.
Trong những buổi cầu siêu và tiến cúng hương linh người quá vãng tại nhà, nơi nhà quàng và sau đó tại chùa, các vị tăng ni thường tụng kinh A-di-đà nói lên cảnh giới an vui trong sạch của chốn Tịnh độ, làm lễ quy y Phật, Pháp và Tăng cho hương linh, nhắc nhở hương linh quay về thế giới của an lành và giải thoát vốn là quê hương chân thật ngàn đời của mình. Ngoài ra, quý vị tăng ni còn dâng sớ (đọc trước bàn Phật) và điệp (đọc trước bàn thờ hương linh quá vãng). Trong sớ và điệp nêu tên họ của người thân cùng những lời nguyện cầu chân thành và tốt lành cho người mới ra đi, cùng tụng các bài thần chú có âm thanh nhiệm mầu.
Thân nhân lễ Phật, đem lòng thành tham dự vào lễ cầu nguyện. Tiếng tụng kinh trầm bổng thiết tha, lời nguyện cầu, tâm thành, tiếng mõ đều nhịp, tiếng chuông thanh thoát, ánh sáng đèn lung linh và mùi thơm của nhang trầm giúp cho thân nhân người qua đời cảm thấy gần gũi hơn với kẻ đã ra đi. Một cách chính thức, họ chấp nhận người thân của mình đã giã từ cuộc đời này. Mặt khác, về phương diện tâm linh, người thân của họ không bị tiêu mất theo cách nói thông thường “chết là hết”, và họ cảm nhận được sự có mặt của người thân vẫn còn gần gũi họ trong những buổi lễ cầu nguyện như trên.
Chính qua nghi lễ cầu nguyện đó mà những sự tiếc thương, buồn bã, giận hờn, nuối tiếc, khổ đau được chuyển thành tình thương yêu bao la hướng đến người qua đời. Đó là sự chuyển hóa năng lượng từ tiêu cực thành tích cực.
Gửi ý kiến của bạn