- 1. Lời Giới Thiệu
- 2. Phật Giáo Chính Tín Là Gì
- 3. Đức Phật Có Phải Là Chúa Sáng Thế Không
- 4. Đức Phật Là Gì
- 5. Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến
- 6. Bồ Tát Là Gì
- 7. Vì Sao Gọi Là Đại Thừa Và Tiểu Thừa
- 8. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Có Tính Thế Giới
- 9. Giáo Lý Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 10. Giáo Điều Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 11. Tin Đạo Phật Có Phải Ăn Chay Không
- 12. Thái Độ Của Đạo Phật Đối Với Uống Rượu, Hút Thuốc Và Cờ Bạc Như Thế Nào
- 13. Tin Phật Giáo Có Phải Xuất Gia Hay Không
- 14. Tín Đồ Đạo Phật Có Mấy Đẳng Cấp
- 15. Trở Thành Một Tín Đồ Phật Giáo Như Thế Nào
- 16. Phật Tử Vì Sao Lại Phải Tín Ngưỡng Tam Bảo
- 17. Những Người Làm Các Nghề Ca Hát, Đồ Tể, Săn Bắn, Bắt Cá, Bán Rượu Có Thể Tin Phật Được Không
- 18. Phật Giáo Có Tin Ở Sám Hối Hay Không
- 19. Phật Giáo Có Tin Thiên Đường Và Địa Ngục Hay Không
- 20. Phật Giáo Tin Có Diêm Vương Không
- 21. Phật Giáo Có Tin Công Dụng Của Lễ Cầu Siêu Cho Vong Linh Hay Không
- 22. Phật Giáo Có Tin Là Công Đức Có Thể Hồi Hướng Cho Người Khác Hay Không
- 23. Phật Giáo Có Tin Luân Hồi Là Chuyện Chính Xác Có Thực Hay Không
- 24. Phật Giáo Có Tin Rằng Linh Hồn Tồn Tại Hay Không
- 25. Phật Giáo Có Sùng Bái Quỷ Thần Không
- 26. Phật Tử Có Tin Công Năng Của Sự Cầu Đảo Hay Không
- 27. Phật Giáo Có Chủ Trương Đốt Vàng Mã Hay Không
- 28. Phật Giáo Có Tin Định Luật Nhân Quả Là Chính Xác
- 29. Tất Cả Phật Tử Đều Nguyện Vãng Sinh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không
- 30. Phật Giáo Có Coi Trọng Thần Tích Hay Không
- 31. Phật Giáo Có Sùng Bái Tranh Tượng Không
- 32. Phật Tử Có Phản Đối Tự Sát Không
- 33. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chán Đời Và Xuất Thế Không
- 34. Từ Tin Phật Đến Thành Phật Phải Mất Bao Lâu
- 35. Ngay Bấy Giờ Là Thành Phật Liền Là Điều Có Thực Hay Không
- 36. Phật Giáo Có Bi Quan Trước Tiền Đồ Của Nhân Loại?
- 37. Kiếp Là Gì
- 38. Nói Về Đại Thiên Thế Giới Như Thế Nào
- 39. Phương Pháp Tu Trì Của Phật Giáo Như Thế Nào
- 40. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chủ Trương Khổ Hạnh
- 41. Bàn Về "Sáu Căn Thanh Tịnh"
- 42. Bốn Đại Đều Không Là Thế Nào
- 43. Phật Tử Có Hiếu Thuận Với Cha Mẹ Không
- 44. Phật Giáo Có Trọng Nam Khinh Nữ Không
- 45. Phật Giáo Có Phản Đối Chế Độ Gia Đình Không
- 46. Phật Tử Có Thể Kết Hôn Với Người Đạo Khác?
- 47. Phật Tử Có Phải Tiến Hành Hôn Lễ Đạo Phật Không
- 48. Phật Tử Có Thể Ly Hôn Chăng
- 49. Phật Giáo Có Cho Rằng Trẻ Con Có Thể Tin Phật
- 50. Phật Tử Có Quan Niệm Về Quốc Gia Hay Không
- 51. Phật Giáo Đồ Có Thể Tham Gia Quân Sự Chính Trị?
- 52. Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Hòa Bình Chủ Nghĩa
- 53. Phật Giáo Có Chủ Trương Thuyết Tính Người Vốn Thiện
- 54. Phật Giáo Có Bao Nhiêu Tôn Phái
- 55. Duy Thức Có Phải Là Duy Tâm Không
- 56. Thiền Tông Có Phải Là Thiền Định Không
- 57. Đốn Và Tiệm Là Thế Nào
- 58. Tốt Nhất Nên Tu Học Theo Tông Phái Nào
- 59. Thái Độ Của Phật Tử Đối Với Kinh Phật Như Thế Nào
- 60. Kinh Sách Phật Giáo Có Phải Là Khó Hiểu Khó Đọc
- 61. Phật Tử Không Được Đọc Sách Các Tôn Giáo Khác?
- 62. Phật Giáo Có Cho Rằng Người Theo Tôn Giáo Khác Là Có Tội Không
- 63. Quan Niệm Khổ Của Đạo Phật Có Tương Đương Với Quan Niệm Tội Của Đạo Cơ Đốc Hay Không
- 64. Phật Giáo Có Tin Là Thượng Đế Tồn Tại Hay Không
- 65. Phật Giáo Cống Hiến Gì Cho Nước Trung Quốc
- 66. Chân Lý Phật Giáo Là Gì
- 67. Hòa Thượng, Ni Cô, Cư Sĩ Là Gì
- 68. Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư Là Gì
- 69. La Hán, Bồ Tát, Phật Là Gì
- 70. Phật Giáo Có Một Tổ Chức Hành Chính Thống Nhất?
- Phụ Chú Cuốn "Phật Giáo Chính Tín"
50. PHẬT TỬ CÓ QUAN NIỆM VỀ QUỐC GIA HAY KHÔNG ?
Phật giáo là tôn giáo theo chủ nghĩa trọng ân (biết ơn). Có bốn ân : ân cha mẹ, ân chúng sinh, ân quốc gia, ân Tam Bảo. Hiếu dưỡng cha mẹ, độ khắp chúng sinh, bảo hộ quốc gia, cung kính Tam Bảo, đều chỉ có một động cơ là báo ân. Vì vậy một Phật tử chính tín, phải có ý thức về quốc gia, đó là điều không thể nào nghi ngờ được.
Phật Thích Ca, sau khi thành đạo, thường xuyên đi du hóa khắp nơi, rất ít cơ hội trở về nước cũ Ca Tỳ La Vệ. Nhưng khi Phật về già có vị vua nước Xá Vệ là Lưu Ly đại vương, để trả mối thù ngày xưa ông bị dòng họ Thích Ca làm nhục, bèn dùng đạo quân tiến đánh thành Ca Tỳ La Vệ, thề giết sạch dòng họ Thích Ca ở Ca Tỳ La Vệ. Đức Phật biết việc này, bèn một mình ngồi ở gốc cây khô héo, dưới ánh mặt trờ nắng chói chang, trên đường quân đội của vua Lưu Ly đi qua. Vua Lưu Ly hỏi : "Sao ngài lại không chịu ngồi trong bóng dâm mát ?". Câu trả lời của Phật rất cảm động : "Bóng mát của họ hàng thân thuộc còn hơn bóng mát của bất cứ người nào khác". [Tăng nhất A Hàm, quyển 26, phẩm Đẳng Kiến].
Vua Lưu Ly ba lần tiến quân gặp Phật, đều phải ba lần lui quân. Đến lần thứ tư, Phật biết rõ đây là định nghiệp của dòng họ Thích Ca, không thể xoay chuyển được, bèn thôi không còn ngăn cản đoàn quân của Lưu Ly vương nữa.
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, có sự kiện đại sư Huyền Trang đi cầu Pháp ở Ấn Độ, và đã để lại dấu vết huy hoàng của văn hóa Trung Quốc tại Ấn Độ. Mặc dù đại sư rất được người Ấn Độ ngưỡng mộ, trọng vọng, nhưng ông luôn luôn nhớ tổ quốc, hướng về tổ quốc. Khi đại sư Pháp Hiển lưu lại xứ Tích Lan, có người tặng ông một cái quạt lụa trắng của Trung Quốc. Ở nước ngoài, thấy được một sản vật Trung Quốc, ông cảm động đến mức nước mắt chảy đầm đìa. Lòng yêu tổ quốc như vậy rất đúng với tinh thần Phật giáo.
Niên hiệu Thiên Bảo đời Đường, An Lộc Sơn làm phản. Vì quốc khố cạn tiền, cho nên đại sư Thần Hội đứng ra, lấy "tiền hương hỏa" giúp cho Quách Tử Nghi chiêu mộ binh mã, cuối cùng bình định được cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn.
Vua khai sáng triều nhà Minh là Châu Hồng Vũ lật đổ nền thống trị của người Mông Cổ, lập ra chính quyền người Hán, thực là một vị anh hùng dân tộc có đại tài thao lược. Nhưng mọi người đều biết Minh Thái Tổ là một Phật tử chính tín, khi còn nhỏ, đã từng xuất gia.
Ở thời cận đại có pháp sư Tôn Ngưỡng vốn là bạn của Tôn Trung Sơn. Ông cũng là người cống hiến nhiều cho cuộc cách mạng dân quốc.
Đương nhiên, nếu đứng trên quan điểm xã hội lý tưởng của Phật giáo mà nói, thì Phật giáo quyết không phải là chủ nghĩa đế quốc hẹp hòi, mà là một chủ nghĩa đại đồng thế giới triệt để, thậm chí một chủ nghĩa đại đồng, bao quát cả vũ trụ vô tận, vì Phật giáo yêu thương toàn thể nhân loại và tất cả chúng sinh. Thế nhưng, chủ nghĩa dân tộc lại là nền tảng của chủ nghĩa đại đồng vũ trụ. Muốn đạt tới mục đích ấy, thì trước hết phải yêu thương dân tộc mình, quốc gia mình, nếu không thì sẽ không có cơ sở.