Sophia Stril-River
Hoang Phong chuyển ngữ
Lời giới thiệu của người dịch :
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa đượcphát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-độngcủa Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay nhằm giải thoát cho quê hương Tây Tạngcủa Ngài. Ngài kêu gọi thế giới ủng hộ cuộc tranh đấu của Ngài chống lại mộttrong những tệ trạng bất công khả ố và lộ liễu nhất trong thời đại chúng ta : đấylà tội ác diệt chủng đối với dân tộc Tây Tạng và sự hủy diệt nền văn hóa ngànnăm của quê hương đó. Khí giới của Ngài vỏn vẹn chỉ có "lòng can đảm, công lý và sự thật".
Quyểnsách đưa ra một góc nhìn về con người của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khác hơn là chúngta thường thấy, bởi vì chúng ta vẫn thường nhìn Ngài một cách ích kỷ xuyên quanhững lợi lạc tâm linh mà Ngài mang lại cho mỗi người trong chúng ta. Thế nhưngkhi nhìn lại thì biết đâu chính đấy cũng là một cách chứng tỏ ngoài bổn phận đốivới xứ sở và sự sống còn của dân tộc, Ngài còn gánh vác một trọng trách lớn laohơn nữa: đấy là sự an bình trên địa cầu và sự tồn vong của nhân loại.
Tácgiả là bà Sofia Stril-Rever, một chuyên gia về tiếng Phạn và cũng là một trongcác thông dịch viên của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Bà là một trong số những người đãsáng lập ra hội Tibet Compassion International (TCI) và ngôi chùa Tatsang trênđất Pháp. Hiện bà dạy thiền và Du-già Man-tra tại ngôi chùa Menla Ling tại Pháp.
Phầnmở đầu do bà Sofia Stril-Rever viết sẽ được chuyển ngữ dưới đây nhằm mục đíchgiới thiệu quyển sách.
Lời Mở Đầu
Nhân danh nhânloại
Lòng nhiệt tình của ngườidân Ấn Độ đối với vị "Phật sống"
Ngày 24 tháng 4 năm 1959, từ sáng sớmmột đám người thật đông đã chen chúc nhau trước nhà ga Mussoorie (1) và dọctheo con đường núi ngoằn ngoèo dẫn về thủ đô Delhi. Dưới chân dãy Hy-mã-lạp sơnvới những đỉnh núi như đâm thủng cả nền trời cao, là một khu rừng sồi cổ thụ rợpbóng và quanh năm xanh mát. Khu rừng thuộc một thị trấn mà trước đây từng làm nơinghỉ mát cho các vị vương công (Raj)ngườiAnh. Sau này các gia đình người Ấn giàu có biến các nhà nghỉ mát và các biệt thựnơi đây thành khách sạn, và một trong số các khách sạn nổi tiếng nhất là kháchsạn Savoy xây cất theo kiểu Gô-tích (một kiểu kiến trúc thuộc cuối thời Trung cổ Âu châu),và đấy cũng là nơi lui tới của du khách hạng sang từ khắp nơi trên thế giới. Bêncạnh nơi sang trọng đó, bất ngờ xuất hiện một vị tân khách ngoại hạng đang mởra một trang lịch sử mới cho thế giới. Vị tân khách ấy chính là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma,quốc vương của một Quốc gia đang bị chính quyền Trung Quốc xâm chiếm, và đấy cũnglà Quốc gia thần quyền cuối cùng trong thời đại chúng ta. Tại nơi này Đức Đạt-LaiLạt-Ma cư ngụ trong một trang viên thoáng mát dưới quy chế của một người tỵ nạn.Khu trang viên do một nhà doanh nghiệp dành riêng cho Ngài, vị này trước đây cũngđã từng tài trợ cho các cuộc tranh đấu của Mahatma Gandhi.
Nước Ấn từ nghìn xưa vẫn là nơi phátsinh ra những triết thuyết tự biện đã thấm sâu vào tâm thức con người. Và cả đếnngày nay, người ta cũng không lấy làm lạ khi trông thấy trên đất nước này nhữngngười phụ nữ và nam giới từ bỏ con đường thế tục để bước vào thế giới của nội tâm:đấy là những người khổ hạnh khoác lên thân xác "manh áo của khônggian" (tức làkhông ăn mặc gì cả):đấy là các vị ẩn tu(sadhu)sốngtrong cảnh cô đơn và giá rét của núi rừng; hoặc đấy là những vị hiền nhân hay muni(tịch tĩnh)rong ruổi trên vạn nẻo đường hành hương đưa họ về những nơi thiêng liêng, họban phép lành cho những đám người mà họ gặp trên đường; hoặc đấy là những ngườidu-già (yogi)thuyết giảng về thiền định trong những nơi an cư hẻo lánh (ashrams); hoặc cũng có thể đấylà những vị Bà-la-môn (Brahmane)thực thi những nghi lễ vào buổi sáng lúc hừng đông hay những khi chiều xuống. Dântộc Ấn Độ là một dân tộc luôn hướng về những giá trị của hiện thực tâm linh, vớitấm lòng nhiệt tình bao la đó họ đã đón rước vị Đạt-Lai Lạt-Ma mới vừa hai mươiba tuổi đời như là vị "Phật sống", sau hơn hai ngàn năm trăm năm nhậpvào niết bàn đang quay về với họ và với quê hương sinh thành...
Vị lãnh đạo tâm linh (tôn giáo)và tạm thời (chính trị)của nước Tây Tạng trốnkhỏi Lhassa đang bị chiếm đóng bởi quân đội Trung Quốc, và ngay sau khi vừa vượtsang được biên giới trong vùng lãnh thổ Đông-Bắc (2) vào ngày 31 tháng 3 năm1959, thì tin Ngài đã đến được Ấn tức thời được loan truyền từ làng này sang làngkhác. Thế rồi, hàng đoàn người mang lễ vật, nào hoa, nào hương, nào thức ăn đủloại kéo nhau đi tìm Ngài. Vị lãnh đạo tôn giáo sau này có nhắc lại trong hồi kýnhững xúc động của mình khi nhìn thấy lòng nhiệt tình của người dân Ấn Độ dâng trào,tương tợ như những đợt sóng trên mặt của cả một đại dương nhân loại mênh mông.Chuyến xe lửa chở Ngài thỉnh thoảng phải dừng lại vì những làn sóng người trànlên cả đường rầy trước đầu xe: "Hàngtrăm và hàng nghìn người chen lấn nhau đón mừng tôi, họ hô to :"Dalai-Lama Ki Jai ! Dalai-Lama Zindabad !" (tiếng hindi có nghĩa là Đức Đạt-LaiLạt-Ma vạn tuế! Đức Đạt-Lai Lạt-Ma muônnăm!).Trên lộ trình của tôi xuyên qua ba thành phố lớn (3), nhiều lần tôi đành phải bướcxuống toa xe để hòa mình với những đám người mênh mông. Cuộc hành trình giốngnhư trong một giấc mơ kỳ lạ" (4).
Từ khi Ngài lưu trú tại Mussoorie, sựxôn xao trong dân chúng ngày càng gia tăng, và nhiều tiếng đồn lan truyền khắpnơi về những chuyện thật lạ thường xảy ra chung quanh Ngài. Một nhà báo người Ấnlà Mayank Chhaya lúc đó tuy còn ấu thơ thế nhưng vẫn nhớ mãi các câu chuyện môtả các khả năng thần kỳ của vị quốc vương lưu vong mà người ta thường kể cho nhaunghe. Chẳng hạn các câu chuyện cho biết Ngài thực thi thật hoàn hảo các nghi thứcTan-tra của Kim cương thừa, và nơi vương quốc của Ngài mọc lên ngọn núi thiêngKailash của thần Shiva. Người ta lại còn gán cho Ngài có con mắt tâm linh thứba mang bản chất siêu nhiên và Ngài chỉ cần nháy mắt một cái là có thể phát lộmột sức mạnh tàn khốc có thể hủy diệt trong chớp mắt các đạo quân Trung Quốc.Nhiều người hồi hộp mong chờ rồi đây giây phút khủng khiếp đó sẽ đến.
Ba năm sau khi Ngài đến đây thì vàotháng 10 năm 1962 xảy ra một cuộc tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ,và các ảo vọng như vừa kể trên lại bùng lên. Một số người quả quyết rằng Đức Đạt-LaiLạt-Ma nhất định sẽ phục thù Mao Trạch Đông. Nếu có sự yêu cầu của thủ tướng ẤnĐộ tức là nhà thông thái Jawaharlal Nehru (5) thì Ngài sẽ không ngần ngại sử dụngsức mạnh phát sinh từ sự tức giận tàn phá của mình để đánh tan các đạo quân TrungQuốc. Tại các khu bình dân trong vùng Mussoorie, nhiều người bán rong bày nhan nhảnkhắp nơi hình ảnh của vị lạt-ma lãnh đạo xứ sở của Nóc nhà thế giới, làm phôngcho chân dung của Ngài là quang cảnh ngôi đền Potala với chiếc cầu vồng bên trên.Người ta nói với nhau là bức ảnh ấy mà đem treo giữa nhà thì sẽ xua đuổi được maquỷ hung ác và giúp tránh khỏi mọi tai họa. Ngoài ra dân chúng trong thị trấnnhỏ bé đó không bao giờ bỏ qua một cơ hội nào có thể giúp họ nhìn thấy tận mắtĐức Đạt-Lai Lạt-Ma.
Hai tháng sau khi đến đây và cứ vào mỗithứ năm trong tuần Ngài tiếp đón quan khách viếng thăm tại khách sạn Savoy.Trong ngôi vườn của khách sạn, Ngài ngồi xuống bên dưới một chiếc lọng được dựnglên vội vã. Nhiều người quả quyết chỉ cần một lần được đến gần Ngài là cũng đủđể giúp cho mình khép lại vĩnh viễn cánh cửa của vòng tái sinh bất hạnh để vượtlên một cõi hiện hữu cao hơn.
Năm 1959 là năm đánh dấu lần đầu tiênvị lãnh đạo tối cao của xứ Tây Tạng tiếp xúc với thế giới và cũng là dịp đầu tiênđể thế giới tiếp xúc với Ngài. Thế nhưng thật ra đấy chỉ là một dịp lỡ hẹn. Báochí đặt xuống hàng thứ yếu sự kiện Trung Quốc xâm chiếm bất hợp pháp quê hươngcủa Ngài, và chỉ đăng tải các bài phóng sự mang tính cách kỳ thú và hấp dẫn vềNgài. Mặc dù Đức Đạt-Lai Lạt-Ma không ngừng đả phá các loại mê tín, thế nhưng tínhcách thần kỳ vẫn nhan nhản, mang lại những thứ tín tưởng thiếu nền tảng vững chắc.Chẳng hạn như trong số báo Paris-Match(mộttạp chí khá nổi tiếng và cũng khá bình dân của Pháp)phát hành ngày 28 tháng tư 1959 đã hình dung ra một vị "Jeanne d'Arc Tây Tạng"(Jeanned'Arc là vị nữ anh hùng mang sứ mạng thiêng liêng có tính cách tôn giáo trong lịchsử Pháp)đã dẫn dắt và giúp cho vị giáo chủ (theo ýnghĩa của Thiên chúa giáo)vượt thoát những ngọn đèocao nhất thế giới. Tờ tạp chí lại còn ví Ngài như một nhà phù thủy biết cách saikhiến các thần linh nhân từ bảo hộ cho mình. Thế nhưng vấn đề nóng bỏng trong giaiđoạn này lại là sự tồn vong của xứ sở Tây Tạng. Vấn đề mang tính cách chính trịđó đã bị che lấp bởi mọi thứ huyền thoại và dị đoan.
Sự giao tiếp giữamột xứ Ấn Độ hiện đại và một nước Tây Tạng nghìn năm
Ngày 24 tháng 4 năm 1959 là một ngàythật trọng đại, vị Thủ tướng uy tín của Ấn Độ từng sát vai với Gandhi để tranhđấu dành lại nền độc lập cho nước Ấn, đã thân hành đến Mussoorie để chính thứctiếp xúc với Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Đây là cuộc hội kiến đầu tiên từ khi vị quốc vươnglưu vong xin tỵ nạn chính trị tại Ấn.
Nehru vẫy chào đám đông đang hoan hôông. Đám trẻ con đứng hàng phía trước vừa hét to Chacha Nehru Zindabad ! (Cha Nehru muôn năm !),vừa ném hoa vào ông khiông đi ngang. Nehru đứng ở hàng ghế sau của chiếc xe hiệu Dodge, bên cạnh là vịbộ trưởng ngoại giao là ông Subimal Dutt. Chiếc xe hơi Hoa kỳ với hai bên hôngphình to lăn bánh thật chậm trên đường cái. Một chiếc xe khác chạy phía sau chởviên sĩ quan tùy tùng và các người hộ vệ. Một đoàn ngựa chực sẵn dưới chân conđường dốc trải đá đưa thẳng lên ngôi biệt thự Birla House. Nehru cưỡi một conngựa trắng thủng thẳng đi trước, đám người hộ vệ cưỡi ngựa đi thụt lại phíasau. Khi họ đến nơi thì đã có vị lãnh tụ Tây Tạng chờ sẵn ở bờ thềm, bên cạnh Ngàilà viên nội giám thân tín Phala. Vị này là một nhà sư lớn tuổi, lưng đã còng, vàlúc nào cũng ở bên cạnh Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trong các cuộc tiếp xúc quan trọng.Trước đây chính ông đã tổ chức cho Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trốn khỏi kinh đô Lhassa.
Trước mặt các nhà báo và nhiếp ảnhgia đến từ khắp nơi trên thế giới và đang chen nhau phía sau một hàng rào anninh, Nehru bước tới để gặp Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Vị Thủ tướng Ấn Độ tuân theo nghithức giao tiếp của người Tây Tạng, vì thế đã cùng với Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trao khănkatha tượng trưng cho sự chào mừng,kathalà chiếc khăn lụa trắng biểu tượng của "đại phúc hạnh". Thế nhưng vịnguyên thủ quốc gia Ấn Độ không chịu cúi xuống để Đức Đạt-Lai Lạt-Ma quàng khănlên cổ, vì thế Ngài chỉ quàng vào hai tay ông (6).
Đấy chỉ là phần nghi thức sơ bộ củamột cuộc hội kiến kéo dài suốt bốn giờ. Hai vị mỉm cười và siết tay nhau thậtlâu trước mặt báo chí. Cả hai ăn mặc đúng theo truyền thống của mình. Đức Đạt-LaiLạt-Ma mặc chiếc áo cà-sa màu vàng nghệ và nâu đỏ của những người tu hành trênNóc nhà thế giới. Nehru phô trương bộ quần áo gọi là achkantiêu biểu cho một người đã từng tranh đấu kiên trì, gồm áovét màu xậm, cổ đứng (theo lối cổ áo của quan lại Trung Quốc)và một chiếc quần trắng gọi là churidar,ống quần bên dưới bó sát vào bắp chân, đầuthì đội một chiếc mũ trắng viền cao nhưng không có vành, đấy là một dấu hiệu biểutrưng cho sự đoàn kết giữa những người từng tranh đấu cho nền độc lập của xứ sở(7).
Thay mặt cho một nước Ấn hiện đại,dân chủ, đã thoát khỏi ách bảo hộ của người Anh, Nehru đứng ra tiếp đón vị lãnhđạo của nước Tây Tạng thần quyền (théocratie - theocracy)bịTrung Quốc dưới chế độ Mao tống khứ. Chẳng qua chỉ vì trước đây nước Tây Tạng tựthu mình từ hàng nhiều thế kỷ trong sự cô lập rạng rỡ của mình, thế rồi vào thếkỷ XX, bỗng dưng phải hứng chịu ngọn roi của người cộng sản mà trước đó xứ sởnày chưa hề được trải qua một giai đoạn chuyển tiếp nào.
Bốn mươi sáu tuổi đời chia cách haivị lãnh đạo. Ngoài khác biệt tuổi tác còn có sự khác biệt về văn hóa và lý tưởngtriết học. Trong lứa tuổi sáu mươi, Nehru là một người từng trải sau các cuộctranh đấu chống lại chế độ thực dân, ông được đào tạo tại Anh quốc và đã thấmnhuần tất cả những thứ khéo léo và tinh vi trong nền văn hóa cũng như chính trịcủa xứ này, và chính ông đã có lần tuyên bố một cách khôi hài rằng mình làNguyên thủ Quốc gia người Anh cuối cùng trên đất Ấn. Nehru đã nhiều lần nếm mùitù ngục và trải qua những lúc hiểm nguy đến tánh mạng trong thời gian tranh đấu,và sau đó thì đứng ra cai trị xứ sở kể từ năm 1948. Về phía Đức Đạt-Lai Lạt-Mathì Ngài được giáo dục trong khuôn phép của một người tu hành và các cấp bậc thâmsâu của phép thiền định. Chính Ngài cũng thú nhận là biết rất ít về thế giới tântiến ngày nay. Thế nhưng phía sau những bức tường thành cổ kính của ngôi đềnPotala cũng có một người đã tìm đủ mọi phương tiện sẵn có để giải thích cho Ngàivề các thứ "khoa học của người phàm tục", đấy là một nhà mạo hiểm ngườiÁo tên là Heinrich Harrer đã trèo lên đến tận Lhassa vào năm 1946. Năm năm bêncạnh Heinrich Harrer đã gợi lên cho Đức Đạt-Lai Lạt-Ma sự ham muốn hiểu biết vềlịch sử, địa lý, khoa học và kỹ thuật.
Nếu Nehru và nhà Lãnh đạo tinh thần TâyTạng cùng thừa hưởng chung một số giá trị nào đó từ một nước Ấn Độ Phật giáo,thì quan điểm của mỗi người về thế giới có vẻ khó mà hòa hợp với nhau. Cái tháiđộ ban ơn của người làm chính trị không lọt khỏi con mắt của nhà tu hành :"Nehru xem tôi như một thanh niên non dại, thỉnh thoảng còn phải cần rầyla" (8). Trên thực tế thì lại khác, khi tiếp xúc với vị đại diện Hoàng giaAnh quốc tại thủ đô Delhi, vị Nguyên thủ Ấn Độ đã thổ lộ với vị này là ông cảmthấy "một mối thiện cảm rất lớn đối với những người Tây Tạng", và đồngthời cũng không quên nói thêm rằng : "thế nhưng đấy là những người thật khóđể giúp đỡ, bởi vì họ hoàn toàn mù tịt về thế giới tân tiến ngày nay và một phầncũng vì phong tục của họ nữa ! Đức Đạt-Lai Lạt-Ma có thể là người khá nhất trongsố họ, ông ta là một thanh niên còn trẻ, khả ái, thông minh, nhất là giỏi trênmọi mặt, thế nhưng dù sao thì cũng còn quá ngây thơ và khó nắm bắt".
Lẽ tất nhiên là có sự khác biệt giữacá tính của hai người. Sự khác biệt đó bùng nổ vào ngày 24 tháng 4 năm 1959. Vịlãnh tụ Tây Tạng tuyên bố : "Cho đến phút cuối cùng trước khi rời khỏi TâyTạng tôi vẫn cố gắng bảo vệ hòa bình", và Ngài còn phát biểu thêm là sẽ quyếttâm giữ vững lý tưởng nhất định không để cho tình trạng tắm máu xảy ra. Các lờituyên bố của Ngài khiến cho Nehru nổi trận lôi đình. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma còn nhớrõ biến cố đó và đã thuật lại trong hồi ký của mình là Nehru không nén được cơnthịnh nộ và môi dưới của ông run lên bần bật. Vị Nguyên thủ quốc gia đầy kinhnghiệm liền ban cho vị quốc vương trẻ tuổi một bài học chính trị bằng cách khẳngđịnh là không thể nào yêu cầu các đạo quân Trung Quốc rút lui duy nhất bằng conđường ngoại giao. Sự thuyết phục đơn thuần không thể đem ra sử dụng để đối đầuvới sức mạnh quân sự của Mao Trạch Đông. Nehru phán quyết một cách dõng dạc:"Chúng ta phải nhìn thực tế trước mặt. Dù có ước mong đi nữa thì tôi cũngkhông thể nào đem dâng một đất nước thanh bình cho dân tộc Ấn nếu họ không độngđậy gì cả. Tương tự như thế, cả thế giới này không thể biếu không sự tự do cho TâyTạng, ngoại trừ chỉ còn cách phải hủy diệt toàn bộ cấu trúc của thể chế TrungQuốc. Chỉ có một cuộc chiến tranh thế giới, và tôi muốn nói đấy là một cuộc chiếntranh hạt nhân, mới thực hiện được điều đó !" (9).
Đức Đạt-Lai Lạt-Mabị Nehru kiềm chế
Nhiều sự bất hòa xảy ra khiến cho cuộchội kiến trên đây trở nên căng thẳng. Từ khi đến Ấn, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma vẫn thườngxuyên gánh chịu đủ mọi thứ phiền toái. Vừa vượt được sang biên giới tại ngôi làngTawang (11) dưới chân dãy Hy-mã-lạp sơn, vị lãnh đạo tôn giáo liền gởi ngay mộtbức điện tín cho Nehru xin được tị nạn chính trị. Vị Bộ trưởng ngoại giao trả lờilà ông cựu Tổng lãnh sự P.N. Manon của Ấn trước đây tại Lhassa sẽ đến ngay đểtiếp xúc với Ngài. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cũng mừng vì trên mảnh đất tỵ nạn đầy khókhăn này lại được gặp một người mà mình đã quen biết từ trước.
Các hồ sơ được giáng loại không còngiữ tính cách tối mật của CIA cho thấy có bản tường thuật về cuộc thảo luận đầutiên trên đây (12). Sau khi thông báo sựchấp thuận cho phép vị quốc vương và các người tùy tùng được tị nạn, thì vị cựutổng lãnh sự Manon đưa ra các lời nhắnnhủ của Nehru, theo đó thì vị Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ sự kinh hoàng của ông trướcbiến cố xảy ra cho Tây Tạng và xác định mối thiện cảm của ông đối với Đức Đạt-LaiLạt-Ma, và đồng thời ông cũng mong muốn được tiếp kiến Ngài trong một ngày rấtgần đây. Nehru cũng bày tỏ thêm sự lo ngại của ông đối với dân tộc Tây Tạng. Dầusao đi nữa thì vỏn vẹn cũng chỉ có sự nâng đỡ tinh thần như trên đây, vì Nehru gạtsang một bên vấn đề bảo vệ nền độc lập của Tây Tạng và ông chỉ thừa nhận sự tựtrị của vương quốc này trên dãy Hy-mã-lạp sơn bên trong lãnh thổ của Trung Quốc.Đức Đạt-Lai Lạt-Ma phản kháng một cách mãnh liệt quan điểm này.
Từ khi xứ sở bị xâm lăng vào ngày 7tháng 10 năm 1950 cho đến lúc này , Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đều nghe theo các lời cốvấn của Nehru. Ngài nỗ lực thực hiện một nền tự trị thật sự cho người dân Tây Tạngtrong khuôn khổ của một Hiệp định gồm mười bảy điểm (13), ký kết vào ngày 23 tháng5 năm 1951 tại Bắc Kinh. Thật ra thì người Trung Quốc cũng không tôn trọng Hiệpđịnh bất tương xứng này vì các điều khoản tự trị tối thiểu dành cho người dân TâyTạng đã trở nên vô nghĩa. Vào tháng 3 năm 1959, vì tánh mạng bị hăm dọa nên vịlãnh đạo tôn giáo đành phải phải bỏ trốn. Kể từ lúc đó Ngài mới bắt đầu ý thức đượcsự thiếu thiện chí của người Trung Quốc và quyết tâm tố cáo bản Hiệp định mườibảy điểm, đồng thời đòi hỏi phải tái lập sự vẹn toàn lãnh thổ cho Tây Tạng. Ngoàira Ngài cũng chuẩn bị một bản tuyên cáo báo chí theo chiều hướng như vừa kể đểnêu lên quyết định thành lập một chính phủ lưu vong.
Menon (tức vị cựu Tổng lãnh sự ở Lahssa)khẩn cầu vị lãnh đạo tinh thần không nên tuyên bố như thế vì sẽ đi ngược lại vớinhững lời yêu cầu dứt khoát của Nehru. Thế nhưng Đức Đạt-Lai Lạt-Ma không thểchấp nhận một sự tự trị đơn giản của Tây Tạng bên trong lãnh thổ Trung Quốc. ĐứcĐạt-Lai Lạt-Ma còn nói thêm là nếu như sự hiện diện của Ngài trên đất Ấn gây rakhó khăn cho chính quyền Ấn Độ và nếu Nehru không sẵn sàng ủng hộ cuộc tranh đấudành lại độc lập cho Tây Tạng, thì Ngài sẽ từ chối không nhận quy chế tị nạn nữavà sẽ tìm một nước khác đón nhận Ngài. Trước sự quyết liệt của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma,Menon không biết làm gì hơn là gửi ngay một điện tín cho Bộ ngoại giao, Bộ ngoạigiao liền trả lời là chỉ chấp nhận một bản tuyên cáo ngắn và không được nêu lêntrong đó việc bác bỏ Hiệp định mười bảy điểm, và cũng không được tuyên bố thànhlập chính phủ lưu vong. Menon còn đề nghị thêm là khi soạn thảo phải dùng chủ từở ngôi thứ ba để làm nhẹ bớt đi tác động của bản tuyên cáo. Đức Đạt-Lai Lạt-Mađược sự hỗ trợ của các thành viên trong hội đồng nội các của mình liền phản khánglại và nhất định phải dùng chủ từ ở ngôi thứ nhất, thế nhưng Menon vẫn quyết liệtkhông chấp thuận.
Sau cùng thì bản tuyên cáo cũng khôngthể tránh được những sự tròng tréo kín đáo bên trong Bộ ngoại giao Ấn Độ, vì bảntuyên cáo đầu tiên này đã bị Bộ ngoại giao sửa chữa ngoài ý muốn và đi ngược lạivới chủ đích của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trước khi đem ra công bố cho báo chí (14).Tuy thế bản tuyên cáo Tezpur (một thành phố nhỏ phía bắc tiểu bang Assam, nằm bên bờ sôngBrahmapoudre)vẫn được công bố vào ngày 18 tháng 4 vớichủ từ ở ngôi thứ ba, thế nhưng không thấy có sự phản kháng nào (của Đức Đạt-LaiLạt-Ma). Bản tuyên cáo thật ngắn gọn cho biết sựtrốn chạy của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã xảy ra trong bối cảnh như thế nào, và nhấtlà nêu lên tính cách không xác thực trong các lời tố cáo của người Trung quốc, cónghĩa là vị quốc vương không hề bị bọn đế quốc Anh hay bọn bành trướng chủnghĩa Ấn Độ bắt cóc mà do chính Ngài đã bỏ trốn.
Ngày 20 tháng 4, Bắc kinh phê phán bảntuyên cáo trên đây là "một thứ tài liệu thô kệch, lý luận què quặt, gồm toànnhững chuyện láo khoét và bừa bãi". Tính cánh đích thực của bản tuyên cáobị bác bỏ vì cách sử dụng chủ từ ở ngôi thứ ba. Hơn nữa, bản tuyên cáo lại dochính quyền Ấn Độ phổ biến, sự tròng tréo ấy không tránh khỏi bị lên án (15).Trên thực tế, sự ra đi của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã làm cho Trung Quốc phải bối rối.Sự kiện đó cho thấy việc giải phóng Tây Tạng trong hòa bình chỉ là chuyện bịa đặtnhằm mục đích che dấu sự xâm lược và chiếm đóng một Quốc gia có chủ quyền. Đức Đạt-LaiLạt-Ma đòi hỏi quyền được tố cáo những sự cáo buộc đó. Bất chấp sự cấm đoán củachính quyền Ấn Độ, Ngài soạn thảo một bản tuyên cáo ngắn xác nhận chính Ngài làtác giả của bản tuyên ngôn Tezpur và chịu trách nhiệm về tất cả các lời lẽtrong đó. Sau đấy thì Ngài yêu cầu được quyền tự do tiếp xúc với các Bộ tư phápcủa các nước Tây phương và các cơ quan truyền thông quốc tế để thành lập một chínhphủ lưu vong và xin cho người Tây Tạng được phép tị nạn và số người xin không bịgiới hạn. Sau đó thì chính quyền Ấn Độ dùng xe lửa đưa Ngài trở về Mussoorie vàdự trù tổ chức một buổi hội kiến giữa Ngài với Nehru.
Những chuyện đượcthua trong cuộc đàm phán giữa Nehru và Đức Đạt-Lai Lạt-Ma
Vị Nguyên thủ Quốc gia Ấn Độ nhất địnhkhông vì tiền đồ của xứ Tây Tạng mà phải thay đổi các đường hướng ngoại giao vàphải hy sinh các mối liên lạc với Trung Quốc. Nehru chỉ muốn bảo đảm một nền tựtrị mang tính cách vĩnh viễn cho vương quốc này trong vùng Hy-mã-lạp sơn mà thôi.Thật ra thì thực chất của thể chế tự trị đó vừa rỗng tuếch vừa không mang mộtkhía cạnh chính đáng nào trên bình diện quốc tế. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma nhắc lại cácmối liên hệ lịch sử với Ấn Độ vì Ấn Độ là cường quốc duy nhất có thể đưa ra cácbằng chứng về chủ quyền của Tây Tạng. Ngay cả trước khi Trung Quốc xâm chiếm TâyTạng, Nehru vẫn duy trì sự liên lạc ngoại giao với quốc gia này và ông bênh vựcchủ trương cho rằng nếu những người Tây Tạng chấp thuận thương thảo thì như thếsẽ dễ dàng cho cộng đồng thế giới đứng ra ủng hộ họ. Dưới con mắt của ông thì nềnđộc lập của Tây Tạng là một "chủ đích không thể thực hiện được" (16).
Subimal Dutt (Bộ trưởngngoại giao) hiện diện trong buổi hội kiến đó đã tìmcách bênh vực cho ý kiến trên đây bằng cách mang ra bàn thảo các vấn đề luật phápquốc tế (để đánh lạc hướng), và đấy cũng là sở trườngcủa ông. Đồng thời ông cũng chống lại ý kiến của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thành lậpchính phủ lưu vong. Theo ông Ấn Độ sẽ không thể chính thức thừa nhận chính quyềnđó vì chủ quyền Quốc gia Tây Tạng không được chứng minh rõ rệt. Tiếp tục dựa vàoluật pháp, vị công chức cao cấp này cố tình làm cho Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thối chíkhông nghĩ đến việc kêu gọi Liên Hiệp Quốc với mục đích tố cáo sự đàn áp và cáccuộc tàn sát do người Trung Quốc gây ra. Chẳng qua vì Tây Tạng trước đây chỉ thừahưởng nền độc lập như một sự kiện hiển nhiên (de facto - tức có nghĩa là trên thực tế)vàsau đó đã trở thành một vùng tự trị dưới sự quản lý của Bắc kinh đúng theo Hiệpđịnh mười bảy điểm, vì thế lời kêu gọi Liên Hiệp Quốc của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma sẽkhông thể chấp nhận được. Tóm lại Đức Đạt-lai Lạ-ma không có thẩm quyền để kêugọi Liên Hiệp Quốc, cũng không được yêu sách một nền độc lập cho một lãnh thổ đãlọt ra khỏi quyền lực của mình. Vị Bộ trưởng ngoại giao còn kết luận thêm nhưsau: "Quyền lực tâm linh là một chuyện, quyền lực tạm thời lại là một chuyệnkhác" (17).
Sau này, Subimal Dutt thú nhận tronghồi ký của ông là cuộc đàm thoại trên đây đã tạo ra một "tác động lạ lùngđối với bản thân Nehru, vì suốt ngày hôm ấy ông tỏ ra băng khoăn và luyến tiếcmột cái gì đó" (18). Đối với Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thì lại khác, trước nhữngsự bài bác thẳng thừng trên đây "Ngài vẫn ăn nói một cách thật trầm tĩnh,không tỏ ra một mảy may chua chát đối với bất cứ ai, mặc dù phải chịu sự bựcmình cả về thể xác lẫn tinh thần" (19). Nửa thế kỷ sau, vị lãnh tụ Tây Tạngnhắc lại cuộc hội kiến ngày 24 tháng 4 năm 1959 trên đây trong dịp Ngài nhận lãnhhuy chương của Tổ chức tài trợ Quốc gia vì Dân chủ (Fondation Nationale pour la Démocratie) tạiHoa-thịnh-đốn vào tháng 2 năm 2010. Ngài thú nhận buổi hội kiến hôm ấy quả đúnglà một bài học (cho ngài)về dân chủ và lòngkhoan dung. Vào cái tuổi hai mươi ba, Ngài đã phải gánh chịu sự tức giận và cáccách đối xử nặng tay của Nehru. Tuy nhiên, nếu vị nguyên thủ Quốc gia (Ấn Độ)khôngchấp nhận quan điểm của Ngài và cũng đã bày tỏ điều ấy một cách thẳng thắn ,thì ít ra ông ấy cũng đã chấp nhận sự đối thoại. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cũng nói thẳngvới Nehru là chủ quyền của dân tộc Ngài đang bị chà đạp. Ngài nêu bằng chứngcho thấy trước hết người Trung Quốc vi phạm vào sự vẹn toàn lãnh thổ của Tây Tạng,và sau đó mới cam kết tôn trọng nền tự trị của quốc gia này. Thế nhưng Nehru vẫngiữ nguyên lập trường của ông. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã sử dụng chiêubài chính trị quá khéo léo khiến Nehru tin rằng Trung Quốc chỉ muốn thực hiện kếhoạch hiện đại hóa trong hòa bình xứ Tây Tạng hậu tấn và phong kiến. Trong giaiđoạn hậu bán thế kỷ XX này, Ấn Độ tự cho mình nắm giữ vai trò quan trọng nhất làmtrung gian giữa Tây phương và khối cộng sản, thế nhưng sự tranh chấp vớiPakistan đã giới hạn không ít khả năng xoay xở của mình, và đấy cũng chính là mộtyếu tố mà những người Trung Quốc chộp ngay để đưa vào kế hoạch chung của họ. Batuần lễ sau khi tiếp kiến với Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, thì đúng vào ngày 16 tháng 5năm 1959 Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc tìm cách vận động với Subimal Duttđể phản đối việc xin tị nạn của vị lãnh tụ Tây Tạng. Ông ta cảnh giác vị Bộ trưởngngoại giao Ấn Độ: "Các ông đâu có đủ sức để tự đối đầu với cả hai mặt trận,có đúng thế không?" Mối hăm dọa giúp đỡ Pakistan về quân sự trở nên rõ rệthơn.
Tại Lok Sabha (hạ viện củaquốc hội Liên bang Ấn Độ), nhiều nghị sĩ đã phảnđối Nehru về thái độ quá dè dặt của ông đối với vấn đề Tây Tạng. Các vị lãnh tụkhối xã hội thay nhau kéo đến trước sứ quán Trung Quốc để bày tỏ mối cảm tình (đối với TâyTạng)của họ. Họ cảm thấy bị lường gạt vì trướcđây đã lỡ tin vào thiện chí của đảng Cộng sản (Trung Quốc)vàcho rằng việc quản lý Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc chỉ mang tính cách hìnhthức, và Tây Tạng sẽ tiếp tục giữ vai trò một Quốc gia trái độn cho toàn vùng trungtâm Á Châu. Ngày 22 tháng 4, một ngàn người biểu tình ném trứng thối và cà chuavào chân dung của Mao Trạch Đông khiến cho Bắc Kinh nổi trận lôi đình. Chính phủDehli được yêu cầu phải chấm dứt ngay "mọi hoạt động phạm pháp chống lại TrungQuốc của bọn phản động Tây Tạng dưới sự giúp sức của bọn bành trướng chủ nghĩa ẤnĐộ" (20). Cách trả lời của Nehru mang nặng tính cách tình cảm hơn là khíacạnh chính trị, ông ta nêu lên "cảm tình của ông đối với người Tây Tạng, dựatrên sự xúc cảm và các lý do nhân đạo, cũng như cảm tính về một sự ràng buộc họhàng phát sinh từ những mối dây liên hệ về tín ngưỡng và văn hóa lâu đời"(21). Thế nhưng trên phương diện chính trị thì Nehru vẫn tiếp tục cố gắng bảo vệmối bang giao thân thiện Trung Quốc - ẤnĐộmệnh danh là Hindi Chini Bhai Bhai.Mối bang giao thân thiện này luôn luôn được tôn trọng cho đến ngày quân đội Nhândân Giải phóng tràn vào biên giới Ấn tức là ngày 20 tháng 10 năm 1962.
Cuộc tiếp xúc ngày 24 tháng 4 năm1959 đã báo trước những gì sẽ xảy ra trong nửa thế kỷ sau đó. Nếu dân chúng TâyTạng vẫn tiếp tục dành cho Đức Đạt-Lai Lạt-Ma sự ủng hộ thật nhiệt tình, thì chínhquyền Ấn Độ cũng như các cường quốc Tây phương lại không hề chấp nhận Ngài là vịnguyên thủ đại diện cho một Quốc gia hoàn toàn có chủ quyền. Hơn nữa cho đếnnay, chưa có một bộ tư pháp (chancellerie - chancellery) củamột quốc gia nào thừa nhận chính phủ lưu vong Tây Tạng. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma mấthết chủ quyền chỉ vì lý do tình trạng rắc rối (imbroglio)về lập pháp trong bối cảnh của thời kỳ chiến tranh lạnh. Kể từ năm 1959 trở đi,Ngài đành trở thành một vị đại diện cho một xứ sở tượng trưng cho quyền lợi riêng tư của Trung Quốc trênphương diện địa lý chính trị. Thế nhưng sự tranh đấu của Đức Đạ-lai Lạt-ma thậtra chỉ mới bắt đầu mà thôi. Ngài chống lại tất cả mọi phía để bênh vực chínhnghĩa của dân tộc Ngài. Sống lưu vong và tỵ nạn, không quân đội, thế nhưng Ngàikhông phải là một người trắng tay, vì Ngài tuyên bố vào ngày 10 tháng 3 năm1960 như sau: "Khí giới của chúng tôi chính là lòng can đảm, công lý và sựthật". Phương châm đó biểu trưng cho phần số của Ngài và cho cả dân tộc Ngài,nó luôn luôn mang tính cách hiện đại. Thật vậy Ngài đã áp dụng phương châm đó trongmột cuộc chiến bất-bạo-động thật gương mẫu. Sự chiến thắng trên phương diện đạođức đã mang lại cho Ngài vị thế của một nhân vật đứng hàng đầu, một phát ngônviên của lương tâm thế giới, được nhiều người nghe theo nhất. Và ngày nay trênkhắp các diễn đàn quốc tế, Ngài đứng ra thuyết giảng cho những đám đông người yêuchuộng sự can đảm, công lý và sự thật. Chế độ kiểm duyệt của Ấn Độ, tình trạng chủquyền quốc gia Tây Tạng bị bác bỏ, chính phủ lưu vong không được chính thức thừanhận, sự thờ ơ của các cường quốc và kể cả sự lèo lái của Hoa Kỳ với mục đích biếnchính nghĩa Tây Tạng thành một chiêu bài chống cộng..., tất cả những thứ ấy khônglàm nao núng được quyết tâm của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma.
Mang lại hòabình hay vinh quang cho sự thật
Kể từ năm 1961, cứ mỗi năm Đức Đạt-LaiLạt-Ma lại đọc một bài diễn văn tưởng niệm cuộc nổi dậy vào ngày 10 tháng 3 năm1959. Ngày hôm ấy dân chúng thủ đô Lhassa vùng lên, dùng thân mình để làm tườngthành che chở cho vị quốc vương của họ mà sinh mạng đang bị quân đội chiếm đóngTrung Quốc đe dọa. Các lời diễn văn tưởng niệm đều do chính tay Ngài và vịSamdhong Rinpoché soạn thảo, vị này là một chiến hữu đồng hành của Ngài từ nhữnggiây phút đầu tiên và hiện giữ chức vụ Thủ tướng. Sự kiện đó cho thấy Đức Đạt-LaiLạt-Ma cân nhắc từng chữ một trước khi khi soạn thảo bài diễn văn. Trong lịch sửchưa hề có một trường hợp nào tương tợ: những bài diễn văn của một vị nguyên thủQuốc gia lưu vong được đọc lên mỗi năm và vẫn còn tiếp tục đã từ hơn nửa thế kỷđể tưởng niệm cuộc kháng chiến của một dân tộc đánh mất quê hương. Những bài diễnvăn ấy không phải chỉ mang tính cách hình thức mà thật ra rất sâu sắc, biểu trưngcho một cuộc chiến kiên trì với mục đích xóa bỏ một trong những bất công lộ liễunhất trong thời đại chúng ta.
Tôi đã từng đến viếng Dharamsala (nơi thiết đặtchính phủ lưu vong Tây Tạng)vào buổi sáng của nhữngngày kỷ niệm vào mùng 10 tháng 3 để cùngchen vai với người Tây Tạng. Họ tỏ ra thật đăm chiêu khi nghe nhắc đến cái"đêm thật kinh hoàng của ngày hôm ấy", hoặc "sự bạo ngược và đànáp" đối với dân tộc đang hấp hối của họ. Vào những ngày tưởng niệm ấy, tôiđã được nghe những lời nói thiêng liêng buộc chặt Đức Đạt-Lai Lạt-Ma với dân chúngTây Tạng. Sự đoàn kết của họ chung quanh vị lãnh đạo tâm linh là một sự kiện lịchsử. Trước khi người Trung Quốc xâm lược, vương quốc Tây Tạng bị phân tán, các tỉnhthuộc vùng phía đông tranh chấp quyền hành với trung ương Lhassa. Thế nhưng khiphải chống lại những kẻ chiếm đóng thì toàn dân lại sát cánh với vị quốc vươngcủa họ. Cứ vào mỗi dịp kỷ niệm ngày mùng 10 tháng 3, tôi lại có cảm giác là nhữnglời lẽ đó tuy vang lên từ một nơi rất xa xôi bên ngoài xứ sở thế nhưng hình nhưvẫn thấm sâu vào lòng dân tộc Tây Tạng đang đoàn kết để bảo vệ sự tự do của mình.
Mỗi lần cứ đến ngày 10 tháng 3, thì tôilại cảm thấy cả một mối dây thiêng liêng nối liền Đức Đạt-Lai Lạt-Ma với nhânloại. Thật thế Ngài chiến đấu để dành lại công lý cho dân tộc Ngài, thế nhưng cáichính nghĩa ấy chính ra lại mang tính cách toàn cầu. Từ những ngày đầu của cuộcsống lưu vong và mặc dù bị Nehru hăm dọa, Ngài vẫn nhất mực kêu gọi lương tâm củacác quốc gia trên thế giới. Ngài hướng dẫn một dân tộc đã đánh mất quê hương trênđường tranh đấu tìm lại chủ quyền, nhưng không phải vì thế mà mọi người khôngnhận ra ngay tức khắc Ngài là một xướng ngôn viên của nền hòa bình thế giới. Mỗinăm vào dịp kỷ niệm ngày 10 tháng 3, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma không chỉ ngỏ lời vớingười dân Tây Tạng mà đúng hơn là với tất cả chúng ta. Tiếng nói của Ngài mang âmhưởng của những lời tâm sự. Trong giai đoạn đầu của cuộc đời chính trị người tacấm Ngài không được phép nói đến chữ "tôi", thế nhưng trong từng lờiphát biểu của Ngài bàng bạc một sự chủ quan rõ rệt, khiến cho các bài diễn văntrở nên dễ hiểu và thấm đượm những nét tâm tình sâu xa. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma phátbiểu với tư cách một con người nói với một con người, những con người như chúngta. Các bài diễn văn của Ngài tỏa ra một tình nhân ái khiến mọi người phải xúcđộng và đồng thời hàm chứa những suy tư thật sâu sắc và mang lại nhiều cảm ứng đốivới thế giới này. Các bài diễn văn ấy thường được đọc lên trong những buổi thuyếtgiảng vào dịp lễ Đầu Năm âm lịch. Ngài trình bày sự chuyển động của guồng máychính trị từ hơn nửa thế kỷ nay đã nghiền nát các ước vọng dân chủ của cả hai dântộc Tây Tạng và Trung Quốc, với một sự trong sáng vượt bực tương tợ như khi Ngàithuyết giảng về những gì thật tinh tế trong các phép thiền định. Xuyên qua nhữnglời phát biểu của Ngài người ta nhận thấy rằng Phật giáo không hề ngần ngại khiphải đối đầu với những thách đố của hiện thực.
"Phải tìm kiếm sự thật dựa trêncác dữ kiện", Đức Đạt-Lai Lạt-Ma không do dự một chút nào khi vay mượn câuchâm ngôn trên đây của Đặng Tiểu Bình đã phát biểu ngày ông đứng ra nắm giữ chứcvụ tối cao của quốc gia vào tháng 11 năm 1978. Thế nhưng khi đã ngồi vào chỗ tộtđỉnh của guồng máy cộng sản, thì cái khẩu hiệu ấy lại bị phủ lên trên bởi một sựthật khác, ấy là cái sự thật của Quốc gia, để rồi biến nó trở thành một phươngtiện giải độc và lèo lái gian xảo với mục đích đánh lạc hướng dư luận. Ranh giớiphân định thật hết sức rõ rệt. Thật thế, trái với những gì trên đây, Đức Đạt-LaiLạt-Ma ngày nay và Gandhi trước kia, cả hai không bao giờ biết nhân nhượng là gìkhi phải tranh đấu cho sự thật, chỉ cần nhìn vào cuộc tranh đấu bất-bạo-động củahọ thì sẽ thấy ngay. Họ chủ trương nguyên tắc theo đó nếu hành động gây ra thiệthại cho người khác thì sự thiệt hại ấy sẽ quay ngược về mình, vì thế đối với họkhông được tìm kiếm vinh quang bằng sự thiệt hại của đối phương. Đức Đạt-Lai Lạt-Machưa bao giờ cho phép hận thù mang tính cách bè phái dành được chiến thắng. Ngàichỉ ước vọng "mang lại" hòa bình bằng cách hòa giải mọi khác biệt dựavào tình huynh đệ và những mối dây thân thiện ràng buộc hai dân tộc Tây Tạng vàTrung Quốc. Khí giới được đem ra sử dụng là "lòng can đảm, công lý và sựthật". Sự tranh đấu của Ngài không nhất thiết chỉ nhằm vào mục đích dành lạichính nghĩa cho dân tộc Tây Tạng và bảo vệ về bản tính của giống nòi. Thật vậykể từ năm 1959 Ngài đã vượt lên trên sự đối nghịch Tây Tạng - Trung Quốc bằng cách đề nghị một thẩm cấp xét xửthứ ba mà tùy theo lúc thì Ngài gọi đấy là "tập thể các quốc gia",hay "thế giới", hay "nhân loại". Nói lên điều ấy có nghĩalà Ngài muốn nêu lên một cái gì đó chính đáng và cao cả hơn, vượt lên trên quyềnlợi hạn hẹp của một quốc gia. Nếu khẩu hiệu "Tây Tạng vì thế giới, thế giớivì Tây Tạng" được tung hô mỗi khi ngài tiếp xúc với đám đông quần chúng thìđấy có nghĩa là Ngài đã quyết tâm tranh đấu vì nhân loại.
Quyển sách này ghi lại một số diễn vănđánh dấu những năm tháng đấu tranh chính trị của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Trong phầnbình giải về bối cảnh liên hệ đến thời cuộc bấy giờ, tôi sẽ thẳng thắn nêu lêntất cả các ý kiến đối nghịch nhau về vấn đề Tây Tạng, vì sự đối nghịch đó phản ảnhtrực tiếp sự mâu thuẫn của chính chúng ta. Nếu đã tự nhận là thành viên đứng rabảo vệ nhân quyền trên bình diện toàn cầu và quyền tự do sinh sống cho mọi dântộc, thì tại sao chúng ta lại thừa nhận một nước Trung Quốc với biên giới bao gồmcả Tây Tạng? Ngày nay cũng không còn phải là chuyện lạ khi người ta đọc thấy trênbáo chí là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma "sinh" ra tại Trung Quốc. Quả thật tìnhtrạng chối bỏ cá tính của một dân tộc và tước đoạt quê hương của họ bất chấp pháplý đã trở thành quá đáng, đến mức không còn phê phán được nữa! Hơn thế nữa, chúngta tỏ ra thật hèn nhát - chưa hề thấy ai lên tiếng cải chính điều này - không dámhé môi nêu lên bất cứ một vấn đề nào có thể làm cho Bắc Kinh nổi giận, hầu bảovệ mối bang giao song phương. Khi Hồ Cẩm Đào đến Paris vào tháng 11 năm 2010,báo chí đã đặt khía cạnh lôgic (sự hợp lý)của thị trường lên trênhết, bằng cách chạy tít trên trang nhất: "Đây là người đáng giá 20 tỉeuro" với hậu ý nhắc đến các giao kèo được ký dưới sự dàn cảnh rầm rộ củagiới truyền thông. Thế nhưng cũng không phải vô cớ mà một số các nhà báo khác lạiloan tin trên trang nhất: "Đấy là người đạt kỷ lục thế giới về con số tùnhân chính trị và số người bị xử tử" (22).
Sử dụng tấm bình phong của tình trạngkhó khăn kinh tế để hợp thức hóa sự nhân nhượng của chúng ta đối với một kẻ độctài chính là cách thực thi một thứ chính trị khinh thường cả những nguyên tắcdo chính mình đưa ra. Quả thật là oái oăm, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma có vẻ vững tin hơnchúng ta rất nhiều về sức mạnh của dân chủ và đã đưa ra cho chúng ta những bàihọc về vấn đề đó. Ngày 7 tháng 6 năm 2009, trước mười ngàn người, RobertBadinter (23) đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đầy xúc động đối với Đức Đạt-Lai Lạt-Ma vàca ngợi cuộc chiến đấu bất-bạo-động của Ngài, một cuộc chiến đấu chỉ sử dụng khígiới của công lý và của sự thật để chống lại sự "diệt chủng văn hóa"do người Trung Quốc thực thi trên Tây Tạng (24).
Lần lượt qua những trang sách này, nếu biết mởrộng lòng mình, chúng ta sẽ tìm thấy một sự say mê lớn lao khi nghe thấy giữa cáinóng bỏng của thời cuộc, tiếng kêu gọi của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma gióng lên những bấtcông mà dân tộc Ngài đã phải gánh chịu từ sáu mươi năm nay. Ngài nói lên nhữngvấn đề thật chính đáng. Tại sao xứ Tây Tạng hội đủ những tiêu chuẩn của một Quốcgia có đầy đủ chủ quyền và đã từng ký các hiệp ước quốc tế, cũng như đã chínhthức tuyên bố độc lập vào năm 1913, lại bỗng dưng bị tàn phá tan hoang và phải chấpnhận quy chế của một tỉnh lỵ Trung Quốc? Nếu chính quyền Lhassa chỉ đại diệncho một nền hành chính địa phương đặt dưới sự quản lý của trung ương Bắc Kinh,thì tại sao vào năm 1951 các nhà cầm quyền cộng sản lại buộc người Tây Tạng phảiký vào một bản hiệp định mang đầy đủ đặc tính của một hiệp ước quốc tế? Tại saonước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc không cần đến một văn bản nào tương tự như bảnhiệp định này để xác định các mối bang giao với các vùng tự trị khác ? Chẳng lẽTây Tạng là một trường hợp ngoại lệ hay sao?
Ngày nay trên đất nước Trung Quốc,các nhà trí thức và các luật gia cũng đã bắt đầu lên tiếng tố cáo chính sách củađảng Cộng sản đối với Tây Tạng, bởi vì chính sách đó vi phạm Hiến pháp và một sốlớn các công ước quốc tế về nhân quyền và sự tra tấn mà chính Bắc Kinh đã ký kếtvà phê chuẩn. Tại sao chúng ta lại không đếm xỉa gì đến các văn bản mà các nhàchức trách Trung Quốc cũng như các cộng đồng thế giới bắt buộc phải tôn trọng, vàcứ để mặc cho xứ Tây Tạng hơn bao giờ hết trở thành "một địa ngục trầngian", đấy là những chữ vay mượn trong bài diễn văn của Đức Đạt-Lai Lạt-Mađọc vào ngày 10 tháng 3 năm 2009? Thật vậy, quả đúng đấy là một "ngục tùkhông mái che", và trong ngục tù đó sự tra tấn dã man và án tử hình được đemra áp dụng hàng ngày. Vậy thì nhờ đâu mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc được đặcmiễn không hề bị trừng phạt, trong khi đó Ủy ban quốc tế các luật gia (25) từ năm1959 đã đưa ra một phúc trình xác nhận những hành động diệt chủng và các tội ácchống nhân loại của Trung Quốc?
Thế kỷ XX là thế kỷ phi thực dân hóa.Năm 1990, Liên Hiệp Quốc khởi động dự án Thậpkỷ quốc tế thanh toán chế độ thực dân(Décennieinternationale pour l'éradication du colonialisme) và đưa ra một bản thống kêcác quốc gia còn nằm trong thể chế thực dân. Mặc dù tất cả các đặc tính của mộtchế độ thực dân tiêu biểu đều hội đủ đối với trường hợp Tây Tạng, thế nhưng tạisao xứ sở này chưa bao giờ được ghi vào bản danh sách các quốc gia cần phải đượcphi thực dân hóa do chính Liên Hiệp Quốc thiết lập? Đồng thời cũng chẳng phải làđáng ngạc nhiên hay sao khi thấy xứ Tây Tạng cũng không được xuất hiện trongdanh sách các quốc gia không tự trị (tức bị một nước khác quản lý)công bố vào năm 2008, và cũng không có tài liệu nào xác nhận Trung Quốc là cườngquốc đứng ra giữ vai trò quản lý (26)?
Quyển sách Kêu gọi thế giớisẽ tường thật lại các nỗ lực của Đức Đạt-Lai Lạt-Matrong việc tìm kiếm các giải pháp trong khuôn khổ luật pháp và sự thật. Nếu cáikim địa bàn luôn luôn quay về hướng bắc từ tính, thì những lời phát biểu của ĐứcĐạt-Lai Lạt-Ma lúc nào cũng hướng về sự thật của bản thể con người và vũ trụ,không một mảy may sai lệch. Tôi vẫn hằng ước mong những lời phát biểu của Ngàiđược nhiều người nghe thấy trong số đó kể cả những người Trung Quốc. Số ngườinày ngày càng đông và họ đã nhân danh Đức Đạt-Lai Lạt-Ma để gióng lên tiếng nóicủa họ. Quyển sách này sẽ nêu lên trường hợp của một số người ly khai Trung Quốcchẳng như Harry Wu, Wang Lixiong, Hu Jia, và một người chủ trương dân chủ làWei Jingsheng cùng một người khác nữa là Liu Xiaobo vừa đoạt giải Nobel Hòa bìnhnăm 2010. Mục đích của tôi khi nêu lên các trường hợp trên đây là để chứng minhảnh hưởng tác động từ những lời đối thoại mà nhà lãnh tụ Tây Tạng đã gởi gấmcho các tầng lớp xã hội dân sự Trung Quốc từ nhiều chục năm nay. Thật thế Ngàikhông bao giờ chấp nhận sự phân biệt giữa phe này với phe kia để gây ra sự chiarẽ. Trong lúc tìm tòi và nghiên cứu tôi luôn cố gắng tìm hiểu những gì ẩn nấpphía sau những góc nhìn của người Trung Quốc từ nửa thế kỷ nay.
Một số người cũng đã từng hy sinh vìlý tưởng yêu chuộng sự thật mà Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hằng bảo vệ. Đã có nhiều ngườiTây Tạng và Trung Quốc hy sinh đời mình vì lý tưởng đó trong các ngục tù kinhkhiếp. Từ những nơi đau thương đó họ hướng về phía chúng ta để gào thét. Thế nhưngthế giới nào có nghe thấy tiếng kêu cứu của họ từ chốn lao tù và những nơi giamgiữ này. Cứ mặc để cho tim họ gào lên để réo gọi những quả tim khác. Vào nhữngthời gian khác và những không gian khác, cũng đã từng có những người khác, chẳnghạn như Elie Wiesel (người gốc Roumani, nhà văn, từng bị nhốt trong ngụcAuschwitz và Buchenwald dưới thời Đức Quốc Xã)từng kêu gào trong ngục tù vì công lý. Tại Buchenwald lúc ấy ông vừa mười sáutuổi và cứ ngỡ rằng trên thế giới nào có ai biết đến quốc xã là gì. Về sau nàythì ông mới vỡ lẽ là thế giới biết rất rành rọt chuyện ấy thế nhưng vẫn cứ để chonó xảy ra.
Mặc dù bị người quyền thế bóp nghẹt,thế nhưng hình như tiếng kêu gọi chống lại bất công của những người ngay thẳng vẫnmang một thứ định mệnh lạ lùng nào đó. Những tiếng kêu gọi ấy du nhập vào lươngtâm con người, và tôi đã từng nghe thấy tiếng kêu gào ấy vào một ngày thánggiêng năm 2008. Hôm đó Palden Gyatso (27) quàng lên người tôi chiếc áo cà-sa màông đang mặc để ôm tôi vào lòng. Một sự cảm thông trong câm nín, mãnh liệt vàbàng hoàng. Trước khi tôi cầm bút để viết quyển sách này thì nó đã thể hiện nhưchính một con người. Việc viết lách đòi hỏi rất nhiều, không được phép nhân nhượng.Biết bao nhiêu đau thương dâng trào từ dòng lịch sử mà tôi sắp ghi chép lại.
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tỏ ra hối tiếc làdòng lịch sử ấy không được mấy người biết đến. Quả đúng là Ngài có lý. Sau khôngbiết bao nhiêu lần may mắn được dịp tiếp xúc, chia sẻ những xúc cảm và tâm sự,tôi cứ ngỡ rằng tôi đã hiểu được cái dòng lịch sử ấy. Tôi nghĩ rằng tôi biết tấtcả, thế nhưng thật ra thì tôi lại chẳng hiểu gì hết. Lý do trước nhất là trước đâytôi vẫn tìm cách đứng ra ngoài những cảnh khiếp đảm đã xảy ra suốt nửa thế kỷnay. Hình như những cảnh tượng đó trước kia rất xa lạ đối với tôi. Thế nhưng hômnay cái bản chất nhân loại trong những cảnh tượng đó đang đâm nát tim tôi và đểlại trên da thịt tôi những vết bầm tím ngắt. Những cảnh tượng nóng bỏng và rựcsáng bùng lên như những tiếng sét chói lòa. Làm thế nào mà tôi có thể tránh khỏinhững vết thương. Nhất định tôi phải bước lên cho đến đoạn cuối của con đường mặcdù phải chao đảo giữa hai thái cực, một bên là lòng hận thù cực mạnh đối với nhữngngười nhẫn tâm ra tay tra tấn và một bên là tình thương vô biên của những nạnnhân sẵn sàng tha thứ cho những người tra tấn họ. Đấy là hai thái cực tượng trưngcho sự độc ác và lòng nhân từ, sự đê hèn và lòng cao thượng, sự man rợ và tìnhnhân ái. Làm thế nào để tránh khỏi sự dằng co này?
Trong một dịp tiếp kiến với Đức Đạt-LaiLạt-Ma vào ngày 29 tháng 9 năm 2010, cái vết thương đó lại rách toạc ra khi tôinhìn thấy gương mặt của Ngài im lìm trong đau thương. Ngài nhắc lại cảnh thảm sátthường dân vô tội vào những năm đầu tiên của thập niên 1950 do các đạo quân Nhândân Giải phóng gây ra trong vùng phía đông Tây Tạng. Máy bay ném bom xối xả, kìanhững người phụ nữ ôm chặt con mình vào ngực. Nhiều hài nhi sống sót vẫn cố nútvú trên xác mẹ. Những thân người thoi thóp. Tình thương phải chiến thắng trướccái chết. Phải đem tư duy thách đố với sự phi lý... Tiếng kêu thương của người TâyTạng và của những người ly khai Trung Quốc đã ám ảnh tôi, lắm khi tôi cảm thấytuyệt vọng, bực tức và hận thù. Thế nhưng tôi chợt hiểu vì sao Đức Đạt-Lai Lạt-Malại luôn luôn khuyên dạy phải giữ lấy niềm hy vọng, mặc dù Ngài vẫn nói lên chomọi người biết là quê hương Tây Tạng của Ngài đang chết (27). Trong bối cảnhman rợ đó, niềm hy vọng có phải là chốn cuối cùng cho nhân loại ẩn náu hay chăng?
Đồng thời tôi cũng học được một điềulà không nên phán xét gì cả. Phải vượt lên trên những khác biệt bên ngoài, phảichấp nhận những gì không chấp nhận được. Đấy là cánh cửa mà tôi phải bước qua.Đức Đạt-Lai Lạt-Ma bảo với tôi rằng: "Những đao phủ cũng là những con người.Phải lên án những hành động của họ, thế nhưng cũng phải biết đón nhận những nỗiniềm đau thương của họ và nhìn họ như anh chị em của mình" (29). Khi ngheNgài nhân danh nhân loại, tất cả nhân loại,để nói lên những lời nói đó, thì tôi hiểu rằng cuộc đấu tranh chính trị củaNgài mở ra một con đường cho lương tâm vươn lên giữa một thế giới có quá nhiềucon người (humain)vô nhân đạo (inhumain).Đấy cũng là thông điệp của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khuyến khích chúng ta hãy sáng tạothêm những con đường nhân bản mới.
SophiaStril-River(chùaMenla Ling, ngày 16 tháng 9 năm 2010)HoangPhongchuyển ngữ(Bures-Sur-Yvette, ngày 22 tháng 6 năm2011)(Thư Viện Hoa Sen)
Ghi chú của tác giả Sofia Stril-Rever :
1- Một ga xe lửa trong vùng trungbộ núi non của tiểu bang Uttarakhand thuộc miền bắc Ấn.
2- Vùng biên giới cực bắc giữa Ấn Độ và Tây Tạng, gọi là NEFA (NorthEast Frontier Agency).
3-Siliguri, Ba-la-nại (Bénares) và Lucknow.
4-Le Dailai-Lama,Mon autobiographiespirituelle, do S. Stril-Rever ghi chép, Presse de la Renaissance, 2009,tr. 207.
5- Mayan Chhaya, Dalai-Lama. TheRevealing Life Story and His Struggle for Tibet,New York,Doubleday, 2007, tr. 5.
6- Theo Universal-InternationalNewsreelsngày 30 tháng tư 1959, dưới tựa đề The Dalai Lama Greeted by Nehru.
7- Trước đây Gandhi đội một chiếc mũ trắng không vành của những người"da đen" (négro) trong các ngục tù Nam Phi với chủ đích tự đồng hóa mìnhvới họ. Sau đó trong giai đoạn đầu khi nước Cộng hòa Ấn Độ vừa được thiết lậpthì các chính trị gia cũng đội loại mũ ấy nhằm mục đích vinh danh Gandhi.
8-Dalai-Lama, Mon autobiographiespirituelle, op. cit., tr. 210.
9-Ibid., tr 210.
10-Sarveppalli Gopal, Jawaharlal Nehru : ABiography. Luân đôn, J.Cap, 1984, tr.90.
11-Thuộc tiểu bang Arunachal Pradesh.
12- CIA, Teletyped InformationReport, E79-0129, ngày 23 tháng tư 1959.
13- Xin nhắc lại các bối cảnh ký kết hiệp ước trên đây như sau : ngày 7tháng mười 1950, 40 000 quân lính thuộc các lực lượng 16 và 18 của quân đội Nhândân Trung Quốc vượt biên giới Hoa-Tạng tại tỉnh Kham. 8 500 người dân Tây Tạngdùng dao mác tìm cách chống trả, thế nhưng không đủ sức ngăn chận và quân lính TrungQuốc tiến đến ngưỡng cửa của kinh đô Lhassa. Trước biến cố xâm lược đó, Đức Đạt-LaiLạt-Ma lúc bấy giờ mới mười sáu tuổi đã phải đứng ra kêu gọi Liên Hiệp Quốc, thếnhưng đã không có một lời hồi đáp. Trước đó cuộc chiến tranh Triều tiên bùng nổvào ngày 25 tháng sáu 1950 và cả thế giới dán mắt nhìn vào vĩ tuyến 38. Hơn nữangay lúc đó Mao Trạch Đông xua quân tăng cường Bắc Triều tiên với sự thỏa thuậnvà hỗ trợ vô điều kiện của Liên Bang Sô Viết. Chính phủ Tây Tạng bắt buộc phảitìm kiếm một giải pháp hòa giải cuối cùng, bằng cách gởi bốn vị chức sắc sang Bắckinh vào ngày 7 tháng giêng 1951. Sau năm tháng thương thảo dưới áp lực của sự đedọa tối hậu là sẽ san thành bình địa kinh đô Lhassa, họ không còn giải pháp nàokhác hơn là phải ấn con dấu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma làm giả tại chỗ lên Bản Hiệp định mười bảy điểm. Theo các điềukhoản trong hiệp định này thì Tây Tạng phải trở thành một tỉnh tự trị thuộc vàolãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma được giữ quyền hành lãnh đạo tâmlinh . Chính quyền Trung Quốc tôn trọng không xen lấn vào các vấn đề nội bộ củaTây Tạng, chỉ có các vấn đề ngoại giao và an ninh quân sự là phải đặt dưới sựkiểm soát của Bắc kinh. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma bị cô lập trên phương diện chính trịsau khi từ chối không chịu di trú sang Mỹ theo sự nài ép của một số người thâncận của Ngài, và cả sự khuyến khích của Nehru, và đến ngày 24 tháng mười 1951thì Ngài không còn kịp chứng duyệt Hiệp định mười bảy điểm nữa.
14- Warren Smith, Tibetan Nation :A History of Tibetan Nationalism andTibetan Sino-Relation, New Delhi,Rupa, 2009, tr. 461.
15- New China News Agency, "Commentaryon the-called Statement of the Dalai-Lama", ngày 20 tháng 4 năm 1959, Tibetan Nation, op. cit. trang 379.
16- Document du Foreign Office, cité in Tsering Shakya, The dragon in the land of Snows, London,Pimlico, 199, tr. 219.
17- Ibid. tr. 220.
18- Ibid. tr. 497.
19- Subimal Dutt, With Nehru inThe Foreign Office. Calcutta,Minerva Publications, 1977, tr. 497.
20- Trích từ bài báo: "Deputiesto the Second National People's Congress condemn the Imperialists and Indianexpansionists", trong Concerningthe Question of Tibet, Pekin, Beijing ForeignLanguages Press, 1960, tr. 88.
21- Diễn văn của Nehru đọc trước Lok Sabha (hạ viện), ngày 27 tháng 4 năm1959, trích trong Prime Minister onSino-Indian Relations, New Dehli, Ministry of External Affairs, 1959.
22- La Laogai Reasearch Foundation (<www.laogai.org>) đã phản đốicác lời viện dẫn của Trung Quốc về con số các nam và nữ tù nhân, các nhà chứctrách Trung Quốc chỉ gọi là "tù nhân" những người đã bị tòa án kết tộiphạm pháp và bị nhốt trong lao tù. Tất cả những người bị giam giữ trong những nơikhác hoặc không được xét xử thì "không phải là tù nhân", ngoài ra còncó những trại cải tạo bằng lao dịch và cả những trung tâm giam giữ khác nữa, chẳnghạn như dưới hình thức tạm trú, chờ điều tra hoặc các nhà giam quân đội. Xem bàiphỏng vấn bà Marie Holzman trên mạng <appelaumondedudalailama.com>.
23- Chủ tịch Hội đồng soạn thảo hiến pháp, cựu bộ trưởng tư pháp dưới thờitổng thống F. Mittérand, và cũng là người tranh đấu và đưa ra đạo luật hủy bỏ ántử hình tại Pháp.
24- Diễn văn khai mạc của Robert Badinter tại Palais omnisport deBercyBercy, ngày 7 tháng 6 năm 2009 trước khi bắt đầu buổi diễn thuyết của Đức Đạt-LaiLạt-Ma về chủ đề "Đạo đức và Xã-hội".
25- Một tổ chức phi chính phủ mang quy chế cố vấn cho Hội đồng Kinh tế vàXã hội - ECOSOC - của Liên Hiệp Quốc, được thành lập năm 1952 tại Bá-linh mangmục đích kiểm soát sự tôn trọng nhân quyền trên toàn thế giới.
26- Mười sáu quốc gia không tự trị vào lúc bấy giờ gồm có : Anguilla,Bermuda, Gibraltar, Guam, các hòn đảo Cayman , các hòn đảo Falkland, các hòn đảoTurk-Caicos, các hòn đảo Virgin Islands của Hoa Kỳ và Anh Quốc, Montserrat, Nouvelle-Calédonie,Pitcairn, Sainte-Hélène, Miền Tây Sahara, các đảo Samoa của Hoa Kỳ và các đảoTokelaou. Các cường quốc quản lý gồm có Hoa Kỳ, Pháp, Tân Tây Lan và Anh Quốc.
27- Một người tù chính trị Tây Tạng đã trải qua ba mươi ba năm trong cáctrại giam cải tạo và lao dịch Trung Quốc. Quyển sách về tiểu sử tự thuật của ôngmang tựa đề Ngọn Lửa bên dưới tuyết băng(Le Feu sous la neige) cùng viếtchung với nhà sử học Tây Tạng là Tsering Shakya (Actes Sud, 1977) là một quyểnsách bán chạy nhất (best-seller) trên toàn thế giới và đã được thực hiện thànhphim.
28- Lời tuyên bố tại Nantes(Pháp quốc) tháng 8 năm 2008.
29- Buổi tiếp kiến ngày 29 tháng 9 năm 2010.