- MỤC LỤC
- Luận Một: TỪ THIỀN ĐẾN HOA NGHIÊM
- Luận Hai: GANDAVYÙHA LÝ TƯỞNG BỒ TÁT VÀ PHẬT
- Luận Ba: TRỤ XỨ CỦA BỒ TÁT
- Luận Bốn: GANDAVYÙHA NÓI VỀ MONG CẦU GIÁC NGỘ
- Luận Năm: Ý NGHĨA CỦA TÂM KINH BÁT NHÃ TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG
- Luận Sáu: TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO TRONG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
- Luận Bảy: VĂN HOÁ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA PHẬT GIÁO, ĐẶC BIỆT THIỀN TÔNG
- Luận Tám: SINH HOẠT THIỀN TRONG CÁC HOẠ PHẨM
THIỀN LỤẬN
Quyển Hạ
Việt Dịch: Tuệ Sỹ
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản PL. 2533 - 1989
TrongThiền Luận quyển Hạ này tôi cố gắng ghi dấu mối liênhệ giữa Thiền và hai bản kinh cốt yếu của Đại Thừa,kinh Hoa nghiêm (Ganda vyùha) và kinh Bát nhã (Prajnàparamita), vàkế đó là sự chuyển mình phải có đối với Phật giáoẤn Độ khi thích ứng với tâm hồn người Trung Hoa, TrungHoa là một dân tộc thực tiễn khác hẳn với Ấn, một dântộc phú bẩm rất cao về khả năng trừu tượng cũng nhưkho tàng tưởng tượng bất tận. Dĩ nhiên các học thuyếtcủa Đại thừa phải chuyển mình để thích ứng với TrungHoa, nghĩa là kinh Bát nhã và kinh Hoa nghiêm phải chuyển thànhnhững đối thoại của Thiền tông.
Vềnhững cống hiến của Thiền đối với văn hóa Nhật Bảnđã viết trong một tập sách riêng biệt[1]. Gạt đạo Phậtra, và gạt cả Thiền tông sau thời đại Kiếm thương, lịchsử văn hóa Nhật Bản không có nghĩa gì hết, vì đạo Phậtđã vào sâu trong mạch sống của dân tộc này. Ý định củatôi ở đây chỉ có tính cách lược khảo. Phần nói về “Sinhhoạt Thiền trong các Họa phẩm” cũng là một gợi ý; tường thuật đầy đủ và có hệ thống hơn, dành cho mộtdịp khác.
Mộtít những sự kiện mới, cần được nhắc đến chung quanhchủ đề được trình bày trong bộ Thiền luận này, vốnđã đăng tải trên báo. (a) Thủ bản Đôn hoàng về ThầnHội ngữ lục ghi ở tr. 21 c.ch. và tr. 37 c.ch. đã được saochép lại, còn việc ấn hành dưới một ấn bản được hiệuđính trọn vẹn sẽ cho ra mắt ngày gần đây. (b) Bác sĩ KeikiYabuki đã xuất bản một quyển sách với những giải thíchcặn kẽ về Thủ bản Đôn hoàng tuyển tập trong Echoes ofDesert của ông. Bác sĩ cung cấp cho chúng ta rất nhiều tàiliệu hữu ích đối với các Thủ bản ấy. (c) Tất cả nhữngtrang tham khảo về kinh Hoa nghiêm hoặc theo Thủ bản Idzumihoặc theo Thủ bản R.A.S. (d) Thủ bản Đôn hoàng về Đànkinh của Huệ Năng (t.15 c.ch.) sẽ được ấn hành để lưuhành rộng rãi, kèm theo bản của Koshoji (Hưng Thánh Tự). Đâylà bản trùng khắc cổ của Nhật, vào thế kỷ XV hoặc XVI,nguyên bản Hán có lẽ được in khoảng thế kỷ X hoặc XI.Có lẽ bản “khá xưa”xét theo bài thơ cho ấn bản lưu hànhcủa Đàn kinh. Vai trò lịch sử của nó khỏi phải nói.
Theothông lệ, tác giả nhờ Beatrice Lane Suzuki, người bạn đường,đọc lại các Thủ bản, sửa lỗi ấn loát, và nhờ bà RuthFuller Everett, ở Chicago, cũng đã hoan hỉ sửa các lỗi ấnloát.
Ởđây không quên nhắc nhở sự khích lệ lớn lao của YakichiAtaka, bạn của tác giả, vì ông luôn luôn sẳn sàng đáp ứngngay tất cá những điều cần thiết của tác giả để chocác giáo pháp của đạo Phật Thiền tông được phổ biếnthích hợp trong những giới hạn của giải thích văn nghĩa.
DAISETZTEITARO SUZUKITHIỀN LỤẬN Quyển Thượng- Daisetz Teitaro Suzuki - Việt Dịch: Trúc Thiên
THIỀN LỤẬN Quyển Trung- Daisetz Teitaro Suzuki - Việt Dịch: Tuệ Sỹ
THIỀN LỤẬN Quyển Hạ- Daisetz Teitaro Suzuki - Việt Dịch: Tuệ Sỹ