Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phượng Hồng, dấu lặng giữa cơn ba động.

28/06/201317:28(Xem: 3511)
Phượng Hồng, dấu lặng giữa cơn ba động.
PHƯỢNG HỒNG
DẤU LẶNG GIỮA CƠN BA ĐỘNG

Vĩnh Hiền

Người nghệ sĩ có cách thức riêng của mình để biểu hiện, truyền tải và phô diện tài nghệ, kỹ năng và tâm thức y lên tác phẩm, đóng dấu ấn đặc thù của y vào cái mà y vừa nắm bắt, cảm thụ, ăn uống hít thở cùng nó và trôi lăn với nó trong suốt quá trình sáng tác để rồi sau cùng hình thành nên giọt mật, giọt tinh huyết, giọt chảy của y vào đời sống nhân gian…Nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, mỗi người có một cách diễn đạt để tạo ra một sinh linh mới mẻ trong thế giới nghệ thuật muôn trùng của con người. Trong những bức tranh của Phượng Hồng, người ta thấy hội hoạ như là Đạo…như là…Nghệ thuật một khi đạt đến một mức độ thăng hoa biểu cảm bất khả tư nghị sẽ hoá thành đạo. Hội hoạ là đạo, như đạo trà, kiếm đạo. Tranh Phượng Hồng luôn có hơi thở của thiền đạo. Như một nghệ sĩ – hành giả.

Với Phượng Hồng, anh đang trôi dạt giữa dòng đời ba động và đang thù hình một dấu lặng. Dấu lặng của khai mở và tri nhận cảm thức sáng tạo thiền trong tranh như là cái rơi đánh tỏm của một hòn đá xuống mặt hồ, như là tiếng thở ra của mùa xuân trên đoá sen, như là cách thức biểu đạt hiện tồn và duy chỉ có của Phượng Hồng trong tâm cảnh nghệ thuật của anh. Phượng Hồng phải vẽ như vậy vì anh sống để chỉ vẽ như vậy và sống chết như vậy. Tranh đang là cốt lõi sinh tử của Phượng Hồng. Thế giới tranh của Phượng Hồng là thế giới động đậy trong cái tĩnh lự, bò trong không gian mềm của màu sắc, bơi giữa cái náo động của bố cục tranh và sống, chết giữa, trong và ngoài tâm thức thòng tay vào chợ, lặng lẽ rơi xuống chiều sâu sắc không của cái như là.

Đúng là Phượng Hồng có dung mạo tranh rất riêng của anh, không lẫn được với tranh thiền của các hoạ sĩ Trung Quốc hay Nhật Bản, là vì anh được sống và thâm nhập, dung hoà trong không khí và không gian thiền Việt Nam. Tranh Phượng Hồng dung dị mà sâu sắc - trầm lắng trong cái chót vót và mãnh liệt trong cái thâm u; hình khối và màu sắc tranh tương tác và tương thuận với thiên nhiên con người và các cảnh giới nội tâm mà anh hẳn phải trải qua bao nỗi mê đắm chìm nổi lẫn hoan lạc xuất thần để mà nắm níu và thể hiện ra được cái tinh tuý phần hồn hay cái bản lai diện mục của tác phẩm. Phượng Hồng sống như con người bình thường, hĩ nộ ái ố bi dục lạc, sầu đau, khốn khó, say mê, hoan hỉ, tất cả vùi dập, nhào nặn và tôi luyện để thể nhập một con người nghệ sĩ bất thường với các bức tranh thiền đặc trưng Phượng Hồng, đặc trưng bản sắc Việt. Có đôi lúc xem tranh Phượng Hồng, tôi có cảm nhận về anh như một Alexis Zorba, con người chịu chơi của Nikos Kazankaki đang nhảy múa reo hò trong tâm thức khai mở ngộ nhập với thế giới quanh mình bên bập bùng đống lửa. Có cảm thức bất tử trong tranh Phượng Hồng. Cảm thức của một người đang đi và thể nhập cõi về - về trong thể nghiệm chiều đi sau hun hút của thực tai đong đưa…Trong cái thấy có cái không thấy, cái vô tri ôm cái tri.

Phượng Hồng đang thay đổi chiều sâu của tranh anh mà có lẽ anh không nhận ra sự thay đổi đó. Hơn hai chục năm về trước, tranh của Phượng Hồng đang bóc gỡ những lớp vỏ tri kiến chật chội của đời - đạo - đạo - đời mà hồi đó còn như là những lớp áo cải trang trong một cuộc khiêu vũ trắng – đen, hư - thức, giả - chân nữa. Nó truyền tải một dấu lặng. Dấu lặng của bình yên như nhiên, của tuỳ, của sức vóc nghệ thuật tạo hình sừng sửng của Phượng Hồng ngoi lên, chìm xuống và trôi êm đềm, trôi lăn tự nhiên, hoà khí hoá thần trong cái náo động của cuộc đời. Tranh Phượng Hồng hiện thân nguyên cả một cuộc đời ba chìm bảy nổi của anh với hội hoạ, với đạo và với đời, đó là cái tâm đạo mà cõi già lam đã nuôi dưỡng, hun đúc và rót cho anh cái nguyên khí tự do sinh từ lòng Mẹ ra và chết theo về với Mẹ mà bản chất tự tại của nó vống sống là thơ mộng mà chơi - chết là nhảy giữa giọng cười hư không.



Vĩnh Hiền
( 69 Nguyễn Thái Học. Nha Trang. ĐT: (058) 874153)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2023(Xem: 1316)
Tranh của Họa sĩ Phượng Hồng (tập 03)
14/09/2021(Xem: 3681)
Tầm quan trọng của bức tranh nghệ thuật qua phong cảnh và văn hóa truyền thống của Hàn Quốc là gì? Tranh phong cảnh tại Hàn Quốc đã phát triển ra sao? Tranh phong cảnh của Hàn Quốc với những đặc điểm nổi bật như thế nào?
10/07/2020(Xem: 3817)
Tranh minh họa Phẩm Quán Thế Âm trong Kinh Pháp Hoa (Minh họa: Thích Nữ Huyền Linh, Thích Nữ Chúc Tịnh)
06/01/2020(Xem: 3620)
Họa sĩ Caté viết rằng tranh biếm họa là cách ông nhìn thế giới chung quanh, và người xem không cần phải đồng ý với tranh vẽ (You don't have to agree with the contents. It's just my way of seeing the world around me). Tranh “đi ra, đi vô” của ông đã gây sôi nổi trong giới trẻ Việt Nam, Philippines, Thái Lan... Hoàn toàn không vì lợi nhuận nào, nhà báo Nguyên Giác nơi đây thực hiện các mô phỏng này để giới thiệu một cách nhìn đạo vị; trường hợp họa sĩ cho là vi phạm tác quyền, các tranh mô phỏng sẽ được gỡ bỏ kèm lời xin lỗi.
25/11/2018(Xem: 4500)
Dự án viết + vẽ 100 tập Tranh Nhân Quả + Vĩ Nhân. 👍100 tập dự kiến trong 3 năm => 3 tập mỗi tháng. Đây là con số rất quyết tâm mới hoàn thiện được 🔥Mỗi gia đình có 100 tập truyện Nhân Quả Vĩ Nhân sẽ giúp trẻ được đọc và học hỏi từ lớp 1-12. Và từ đó Nhân Cách Đạo đức thấm sâu vào từng học sinh... 🎁Cám ơn 1 số bạn đã và đang ủng hộ quỹ tranh 1 triệu, mua sách trại giam 1 triệu, 350k, 500k.
15/07/2018(Xem: 4692)
Kiệt tác hội họa thức tỉnh con người thế gian: Địa ngục biến tướng đồ, Đạo đức con người ngày càng tuột dốc, để thức tỉnh cơn mê và giáo hóa con người thời hiện đại, từ thời xưa đã xuất hiện một bộ họa có tựa đề: ‘Địa ngục biến tướng đồ’. Đây được coi là một tác phẩm nghệ thuật đánh thức nhân loại. Vào triều đại nhà Đường, có một họa sĩ nổi tiếng được người đời gọi ông là họa thánh đó chính là Ngô Đạo Tử. Thời đó ông được mời vẽ tranh cho chùa Cảnh Vân tại Trường An.
15/12/2017(Xem: 76545)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 120266)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
31/10/2017(Xem: 5750)
Thập bát giới (mười tám giới) là sự phân loại đối với những hiện tượng trong thế giới hữu tình, là quan niệm về vũ trụ và nhân sinh từ trí tuệ siêu xuất của Đức Phật. Đây cũng là pháp tu căn bản của Phật giáo, là con đường đưa đến Giải thoát - Niết bàn.
30/10/2017(Xem: 5468)
Tam Vô Lậu Học
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567