- Lời giới thiệu
- Lời nói đầu
- 01. Nguồn gốc Tịnh độ
- 02. Sự biến đổi tư tưởng Tịnh độ
- 03. Lược sử Tịnh độ giáo Trung Quốc
- 04. Sơ lược lịch sử Tịnh độ tông Trung Quốc
- 05. Lịch sử Tịnh độ tông Trung Quốc
- 06. Diễn biến Tịnh độ tông Trung Quốc
- 07. Sự phát triển Tịnh độ tông của Phật giáo Trung Quốc
- 08. Cuộc đời và tư tưởng niệm Phật của đại sư Huệ Viễn
- 09. Phụ lục niên phổ đại sư Huệ Viễn.
- 10. Đàm Loan và Đạo Xước
- 11. Sự tích và học thuyết của đại sư Thiện Đạo
- 12. Phụ lục về đại sư Thiện Đạo và nghệ thuật Tịnh độ
- 13. Luận Thiền, Tịnh song tu của ngài Vĩnh Minh Diên Thọ
- 14. Tư tưởng Tịnh độ của đại sư Liên Trì.
- 15. Tư tưởng Tịnh độ của đại sư Ngẫu Ích.
- 16. Tư tưởng Tịnh độ của cư sĩ Dương Nhân Sơn
- 17. Những vị Tổ Tịnh độ tôi tôn kính
- 18. Ngôn hạnh cao đẹp của mười ba vị Tổ Liên tông
Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam
Tập 85
Luận sử tông Tịnh độ
Việt dịch:Quảng Tấn - Quảng Ân - Quảng Bình
Quảng Hiếu - Huệ Hải - Quảng Xả
Quảng Mẫn - Tâm Đức - Huệ Chí - Tâm Đại
Hạnh Minh - Nhuận Độ - Nguyên Thành
Tâm Hiếu - Như Giáo - Nguyên An
Chứng Nghĩa:Thích Đổng Minh
Phụ chú:Thích Tâm Nhãn
Chùa Long Sơn, Nha Trang
Phật Lịch: 2548 - 2004
--- o0o ---
16.
TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ CỦA CƯ SĨ
DƯƠNG NHÂN SƠN
Nguyên tác: Du Hiệp
Việt dịch:Thích Tâm Hiếu
Cư sĩ Dương Nhân Sơn là một nhân vật Tiền bối đại biểu cho hàng sử học Phật giáo thời Trung Quốc cận đại. Ông rất tôn sùng pháp môn Tịnh độ và thường nói: “Lấy niệm Phật vãng sanh làm tông chỉ, xem việc hoàng pháp lợi sanh là trợ duyên”.
Để trình bày quan điểm của Ông về pháp môn tông Tịnh độ thì những quan điểm ngôn luận này thường thấy rải rác trong các tác phẩm của Ông. Nhưng nhận thức của Ông đối với pháp môn Tịnh độ hoàn toàn không đồng với những người tín ngưỡng Tịnh độ bình thường, mà quan điểm độc đáo của Ông đều nằm trên các phương diện lý luận thực tiển, có nhiều chỗ không đồng với quan điểm những người đi trước. Nay tóm tắt biên tập lại, để thấy một cách đại khái tư tưởng Tịnh độ của Ông.
Tịnh độ tông là một tông trong các tông của Phật giáo ở Trung Quốc, trong quần chúng, nó có nền tảng lớn hơn các tông khác. Từ đời Tống, thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ mới đề xướng Thiền Tịnh hợp nhất, nên về sau các tông phái của ngài đều dung hợp thâu nhiếp pháp môn Tịnh độ, đem ảnh hưởng đó khuếch trương rộng lớn tông mình, tuyên truyền qua bằng con đường ngắn dễ thực hành, với ý chỉ phổ biến tín ngưỡng tông giáo đến khắp nơi trong quần chúng. Phần thực hành pháp, xem nặng về trì danh, còn giảng thuật thì đa phần cái cũ cứ chồng lên cũ không được phát huy, dồn chứa lâu ngày tự nó không tránh khỏi chạy theo về hình thức. Còn việc đề xướng về pháp môn Tịnh độ của Cư sĩ Dương Nhân Sơn thì không giống như vậy, Ông đem sự tu tập và việc hoằng pháp lợi sanh cùng việc in ấn kinh Tạng kết hợp lại với nhau để bổ sung cho nội dung thực tiển của pháp môn Tịnh độ; đồng thời cũng để đề cao rõ tánh tư tưởng của pháp môn này. Đây là điểm nổi bậc nhất. Ở đây, Ông đặc biệt chú trọng đưa vấn đề tu tập pháp môn Tịnh độ cần phải lấy “phát Bồ-đề tâm” làm nhân, đây là một điều nhắc nhở hết sức cẩn thận và thiết thực. Học Phật cốt yếu là phát tâm Bồ-đề, đây là câu mà mọi người thường nói. Nhưng thông thường đối với điều gì quen thuộc rồi thì không còn để ý nữa. Thật ra đây là giá trị tối cao được người học Phật nhận thức sâu xa về đạo lý căn bản. Cư sĩ Dương Nhân Sơn đối với phần biên soạn “Tịnh độ tông lược thuyết” là lời nói mở đầu của hàng tiền bối “Tông này lấy quả địa giác làm nhân cho địa tâm” nhưng nhận thức của Ông và vãng sanh Tịnh độ là cuối cùng cũng để thành Phật. Cho nên tu tập pháp môn này, trước hết cần phải trồng cái nhân thành Phật, đây chính là phát tâm Bồ-đề. Ông nói pháp thế gian và pháp xuất thế gian đều không ra ngoài phạm vi của nhân quả. Trong kinh “Vô lượng thọ” nói ba hạng vãng sanh đều lấy phát Bồ-đề Tâm làm gốc, tuyệt đối không có cái lý: không có nhân mà có quả. Đối với việc tiếp dẫn người độn căn, tuy chưa thể yêu cầu họ phát cùng một đại tâm này, nhưng cũng nên dạy cho họ phát tướng của tâm này. Ông cho rằng phát tâm có hai loại: Ở địa vị phàm phu phát tâm là phát tứ hoằng thệ nguyện, đến khi lòng tin vững vàng thì mới chính thức phát tâm Bồ-đề, mà phát tứ hoằng thệ nguyện chính là cái nhân của tâm Bồ-đề. Vãng sanh Tịnh độ là nương nhờ vào cái nhân này, mà cứu cánh thành Phật thì cũng nương nhờ vào cái nhân này, đây là điều kiện tất yếu không thể thiếu của hành giả tu Tịnh độ. Vấn đề này cực kỳ quan trọng cần thiết cho sự hoàn bị đức tin của sự tín ngưỡng tông giáo, là yếu chỉ của tông Tịnh độ. Để thêm sự đề cao phát triển ý nghĩa của tư tưởng trên mà đứng trên một góc độ để nhìn lại, thì sở dĩ Ông thường nói, pháp môn Tịnh độ chẳng phải là căn khí của hàng Đại thừa thì không thể lãnh hội, lại khen ngợi kinh Hoa nghiêm, sau cùng tán thán Bồ-tát Phổ Hiền dùng mười đại nguyện vương để dẫn dắt hữu tình về Cực lạc … nhưng thật ra là phải tham vấn đến năm mươi ba vị1 ...
Do đó Ông hết sức phản đối về cách nhìn theo quan điểm của mười niệm vãng sanh, mà không nêu lên vấn đề phát tâm Bồ-đề và tu các hạnh. Ông nói pháp môn Tịnh độ bao gồm cả ba căn cơ, mười niệm vãng sanh trong kinh “Vô lượng thoï” và kinh “Quán vô lượng thoï” đều nói chỉ thuộc về hạ phẩm. Cần phải phát tâm Bồ-đề, tu tập các công đức, thì mới sanh vào bậc trung và bậc thượng. Nếu bỏ mất tâm Bồ-đề và các hạnh, thì chỉ có thâu nhiếp bậc hạ căn, không thể dung nhiếp được bậc trung căn thượng căn, thì đâu có thể nói đó bao quát cả ba căn cơ.
Cư sĩ Nhân Sơn đặc biệt đề xướng thuyết phát tâm Bồ-đề làm chánh nhân của sự vãng sanh. Vả lại còn bao gồm cả ý nghĩa thích hợp căn cơ chậm lụt để thích ứng với thời đại. Ông cho rằng thời bấy giờ người học Phật pháp không thể tất cả đều cầu đắc đạo, nếu chấp chặc vào việc cầu đắc đạo, thì trái lại dễ bị ma chướng. Nếu muốn đoạn dứt việc đời và trừ đi vạn duyên mới học Phật, thì ở đời rất ít người đầy đủ điều kiện này. Vì thế ở hiện tại không thể gấp gáp cầu chứng đắc, mà phải dụng tâm vào việc hoằng pháp lợi sanh là trên hết; lấy vãng sanh Tịnh độ để làm tư lương. Có thể lấy phát Bồ-đề tâm làm nhân, lại quán thông suốt các hạnh, thì việc phải làm trong tất cả thế giới đâu không phải là các hạnh của Bồ-tát. Dù cho có làm việc gì cũng đều có thể tu tập được, không bỏ việc thế tục, có thể tu hành trong mỗi lúc, mỗi niệm mỗi niệm hướng về Tịnh độ. Như vậy, đem tấc cả pháp thế gian và pháp xuất thế gian đưa vào pháp môn niệm Phật. Vì vậy trong kinh Hoa nghiêm thể hiện rõ việc dung nhiếp cảnh giới vô ngại, là vì ước lược trong cái rộng lớn, từ chỗ phức tạp rút gọn lại thành giản lược để thực hành pháp môn, cho nên pháp môn này được gọi là đại phương tiện trong phương tiện. Lại có người hoài nghi về việc tu tập của pháp môn này, nên không cố gắng để chuyên tu một cách thiết tha. Cư sĩ Dương Nhân Sơn giải thích, là do không hiểu biết rõ pháp môn Tịnh độ, cần lấy sự hồi hướng, nương về cuối cùng để thành Phật làm tông chỉ yếu chỉ này bao quát hết tất cả pháp môn, mà đem tất cả pháp môn quy về pháp môn Tịnh độ một cách hài hòa vô ngại. Nếu không như vậy, sợ lâu ngày rồi sẽ sanh ra nhàm chán, không thấy hướng để vượt lên, thì ắc sẽ bị thối chuyển. Lợi ích có thể thấy của sự lấy tâm Bồ-đề làm nhân, đưa đến dung nhiếp pháp tu của Vạn hạnh, chính là phương hướng cần phải nổ lực của người tu tập pháp môn Tịnh độ.
Lại nữa, cư sĩ Nhân Sơn đối với pháp môn niệm Phật thọ hưởng chân thật, đồng thời Ông hết sức xiển dương đến chỗ sâu xa cùng cực. Ông cho rằng thực hành pháp môn niệm Phật, cần phải đặt nặng ngay đương niệm, phải lấy một câu đương niệm làm chủ. Có người phát tâm niệm Phật, tự nói với mình rằng muốn đạt được kết quả cao thì phải đợi sau mười năm, Ông không đồng ý lời nói của người đó. Chủ trương chân chánh của việc niệm Phật, một ngày niệm Phật thì một ngày vãng sanh, ngày ngày niệm Phật ngày ngày vãng sanh, không luận bàn tới thời gian, đến khi mạng căn đã đoạn liền được vãng sanh, không đợi về sau nương tựa, thì cần gì phải đợi sau mười năm mới có kết quả. Lại nói, chân chánh của việc niệm Phật là miệng niệm một câu Hồng danh (danh hiệu Phật) với đức tin từng niệm từng niệm, không nương tựa vào bên nào, cắt đứt sự giao tiếp trước sau, đây chính là chỗ đương niệm vậy. Lấy một câu niệm Phật đương niệm này làm chủ, liền ngay đây vượt lên địa vị bất thối. Đây chính là con đường tắt nhưng rất rắc rối của việc niệm Phật vãng sanh. Có người hỏi cách hạ thủ công phu để niệm Phật, thì Ông dẫn lời nói của pháp sư Đàm Loan: “Niệm Phật tâm không còn phân biệt trước sau, tâm không bị gián đoạn. Để giải thích, cho dù đây là thiên niệm hay vạn niệm chỉ nên dùng một câu đương niệm để làm chánh nhân cho việc vãng sanh. Cho nên ở đây gọi là “Tâm không còn phân biệt trước sau” (Vô hậu tâm). Câu trước đã qua, câu sau chưa phát, chuyên tâm chú ý niệm một câu đương niệm, đó gọi là “Sự nhất tâm”. Cho dù thời gian có thế nào đều có thể vãng sanh. Như là mỗi niệm mỗi niệm tiếp nối nhau, lâu ngày thì thành thạo, đương niệm cũng dứt, liền nhập vào “Lý nhất tâm” thì việc sanh phẩm, ắt sẽ cao, gọi là “Tâm không bị gián đoạn”, nhưng cũng chỉ là cảnh giới thuần nhất không sanh tâm sau. Như đem sự niệm Phật ở hiện tại để biện minh cho lộ trình trước thì đây chính là pháp tưởng của tâm sau. Mạng sống của con người chỉ trong thời gian hơi thở ra vào thế thì có thể tồn tại tâm sau này. Ông lại nói, một niệm niệm Phật toàn niệm đều là Phật, Phật thì không có xưa và nay, niệm cũng không có xưa và nay. Một niệm trùm cả ba đời, Tân Phật tức là Cựu Phật. Cảnh giới thuần nhất của tâm sau tức là tâm không gián đoạn, thực tế ý nghĩa này bao trùm dung nhiếp cả ba đời, có thểá thấy thọ dụng chân thật của sự niệm Phật, chính là ứng hợp ở chỗ dưới thì nhất niệm, trên thì thể nhận .
Từ đó, cư sĩ Nhân Sơn đối với vấn đề của tha lực và tự lực, cũng đề xuất ra cái nhìn của mình. Thông thường việc cầu vãng sanh Tịnh độ, đều tin theo cái lực tiếp dẫn đại nguyện của đức Di-đà, do đó mà đời sau phân ra “Tha lực giáo”. Cư sĩ Nhân Sơn cho rằng vãng sanh là nương vào tha lực, nhưng cũng cần có tự lực. Đức Di-đà tuy có đại nguyện (tiếp dẫn) mà (chúng ta) “hết lòng tin ưa muốn sanh vào nước kia (Tịnh độ)” thì xuất phát từ tự lực, thậm chí lúc vãng sanh, sanh phẩm có cao thấp, thấy Phật cóù nhanh chậm, sự chứng đạo có cạn hay sâu, tùy theo sự thọ ký trước sau, đều là ở trên phần tự lực. Tu hành có sự khác nhau, nên không thể hoàn toàn dựa vào tha lực mà xem nhẹ phần tự lực. Nhưng cũng không thể bỏ qua sức mạnh của tự lực, còn xem nặng về phần tự lực thì khiến cho hành giả lo ngại không quyết định rõ ràng, điều đó lại làm cản trở việc vãng sanh. Cho đến xem nặng về tha lực, thì cũng dễ dàng chạy theo duyên đời, không tự cố đứng lên, sự vãng sanh không hoàn toàn nhờ vào nguyện tiếp dẫn. Nói thuần túy về tha lực thì Ông ta đặc biệt phản đối và cho rằng tha lực tự lực, hai cái đó không thể đặt nặng bên nào, mà cần phải có cái nhìn thống nhất. Nó được ví như hai bánh của chiếc xe, hay hai cánh chim, Ông dẫn lời kệ của ngài Vĩnh Minh: “Ngàn người tu thì ngàn người vãng sanh”. Ông đề xướng chữ “Tu” để khích lệ hành giả, tức là bao gồm cả ý nghĩa này. Lại nữa vấn đề này lại được chú ý đối với sự đề xướng pháp môn quán tưởng thì Ông cho rằng pháp môn niệm Phật không nên hạn chế về chấp trì danh hiệu, mà bên trong nhớ nghĩ quán tưởng cũng quan trọng như nhau. Ba bộ kinh của Tịnh độ (Đại kinh2) đề cao bổn nguyện, (Tiểu kinh3) chuyên chú vào trì danh hiệu, (Quán kinh4) thì chỉ dạy con đường quán tưởng. Các vị thiền sư thời cận đại lấy pháp thâm diệu để quán tưởng, người mà căn trí ám độn khó mà vào, nên môn trì danh niệm Phật được thịnh hành, còn con đường ngắn của pháp môn quán tưởng không được dùng. Tại sao hai bộ Đại kinh, Tiểu kinh đều nói rõ ràng cảnh giới y chánh trang nghiêm của miền Cực lạc? Lời cuối của Quán kinh có nói: “Đức Phật dặn ngài A-nan, thầy khéo ghi nhớ lời này”, tức dặn bảo ngài trì danh hiệu của đức Phật Vô Lượng Thọ, và pháp môn quán tưởng như văn trên đã nói, qua đó đã chỉ rõ pháp quán tưởng và trì danh hiệu hỗ tương dung nhiếp với nhau. Nhưng sợ người đời sau đem pháp quán tưởng và trì danh hiệu phân chia thành hai con đường, cho nên nói lời dung nhiếp này là để hiểu tỏ điều đó. Nhân đây, Ông hết sức phản đối về việc bỏ đi thuyêát thực hành pháp môn quán tưởng, vì đó là con đường đưa đến một ngàn năm sau pháp sẽ xuống dốc. Cho nên người tu tập pháp môn Tịnh độ, quán và hạnh cần phải tương ứng, thì mới có thể nhập vào niệm Phật tam-muội. Đạo lý liên quan về sự tu tập pháp môn quán tưởng, Ông bằng lòng với ví dụ “Người cầm gương soi thì sẽ thấy hình ảnh của mình” như trong “Quán kinh” đã nói ở trên. Hình lớn hay nhỏ đều tùy theo mắt nhìn, vì tất cả pháp quán tưởng đều không ngoài lý này. Trong đây nghĩa là tự thấy hình dáng mặt mình, tức là ám chỉ người tu quán không nên tác tưởng khác. Phàm có sắc tướng thì đều có thể thấy, đâu không phải là thân tha thọ dụng (thọ dụng thân khác). Đây tùy theo tâm lý chúng sanh, mỗi mỗi không đồng nhau, hiểu rõ nghĩa này, thì đối với pháp môn quán tưởng không còn nghi ngờ. Đời Đường, ngài Thiện Đạo pháp sư giải thích “Quán kinh”, nói hành giả thành tựu mười hai pháp quán tưởng, tức là đã vượt qua và sanh lên thượng phẩm. Cư sĩ Nhân Sơn giải thích thêm: Nói khi thành tựu pháp quán thì Ta bà tức Cực lạc, Cực lạc tức Ta bà hòa nhập với nhau, không trở ngại không tạp uế, tương ưng với pháp giới sự sự vô ngại của Hoa nghiêm. Do vậy, bậc này vượt lên thượng phẩm thượng sanh, Ông cho rằng từ pháp quán mười ba trở xuống là đối với hạng căn cơ thấp mà nói. Còn chủ trương thì sau khi thành pháp quán tưởng thứ mười hai cũng phải tu các pháp quán ở dưới. Để lợi lạc cho sự tiếp dẫn, lấy pháp quán thứ mười ba để làm mạch nối trong mười sáu quán môn.
Đây là do hạnh môn của Bồ-tát không ngoài việc trên cầu Phật đạo dưới hóa độ chúng sanh. Thành tựu mười hai pháp quán tưởng trước là chỗ cùng cực của việc trên cầu Phật đạo, ở dưới thì quán tưỏng chín phẩm vãng sanh, đây là hạnh hạ hóa chúng sanh. Vì vậy, trước nói pháp quán tưởng là đặt tự tâm hoàn toàn nhập vào biển nguyện của Di-đà. Sau đó quán pháp tức là hoàn toàn dung nhiếp biển nguyện Di-đà quy về tự tâm; như vậy từng bước từng bước đi vào trùm khắp tất cả, có thể thấy cảnh giới Cực lạc và cảnh giới Hoa nghiêm đều không khác nhau. Lại nói từ pháp quán mười bốn cho đến pháp quán mười sáu, phân biệt quán chín phẩm vãng sanh của ba bậc thượng, trung, hạ để mà độ thoát. (Cư sĩ Nhân Sơn y cứ vào đó mà đưa ra chín phẩm được nói trong kinh, nhưng trong quán tưởng lại dung nhiếp luôn hạnh giáo hóa gồm cả không phải là người tu pháp quán tưởng mà được vãng sanh thì nhờ vào phẩm này, như thành tựu được pháp quán thứ mười hai rồi thì mới vượt lên thượng phẩm thượng sanh); Đây là thâu nhiếp chủng tánh chín giới vào trong pháp giới của một đức Phật. Ở đây có thể thấy pháp giới chúng sanh tức là tự tánh chúng sanh, không có hai cũng không có sự phân biệt, chẳng phải một chẳng phải đường hướng, tức tương đương với cảnh giới giải thoát không thể nghĩ bàn. Còn trong chín phẩm vãng sanh, thì sự thấy Phật có mau, có chậm, nhưng đã vãng sanh tức là đã thấy Phật, hoặc trải qua tu tập mười hai đại kiếp hoa nở mới được thấy Phật, tức là khi quán tưởng pháp này bao gồm cả thông niệm, chỉ cho kiếp viên dung. Ở đây chỉ nói sơ, nói đến sự ấn chứng và phát huy phần lớn đều chọn tông Hiền Thủ, mỗi mỗi đều có quan điểm độc đáo của nó. (Lược nói trong kinh Quán vô lượng thọ) .
Ngoài ra cư sĩ Nhân Sơn đối với sự xướng diễn thuyết pháp môn Tịnh độ, Ông cho rằng có những chỗ không đồng ý được, nên có thêm vào chỉ để phân tích, còn bản thân Ông đưa ra cách nhìn khác. Như pháp sư Thiện Đạo giải thích phần cuối của “Quán kinh”: “Đức Phật dặn bảo ngài A-nan: ‘Ông hãy khéo léo giữ gìn lời nói ấy’”. Nghĩa là bổn nguyện ước mong của đức Phật là chuyên xưng danh hiệu Phật. Ông cho là không nên có cái hiểu như thế. Vì nếu chấp chặt điều này cho là quả quyết, thì pháp quán mà đức Phật nói thành ra thừa sao? Vả lại nếu Phật đặt nặng về trì danh hiệu Phật còn kinh này chép Đề-hi5 tu theo pháp quán tưởng thì đâu chẳng phải tâm và nguyện trái nhau? Theo cái nhìn của Ông, thì trong đó đã nói khéo giữ pháp quán tưởng và trì danh hiệu hỗ tương dung nhiếp với nhau, không thể bỏ bên nào cho nên giải thích như vậy, không trái với ý kinh.
Lại nữa, cư sĩ Nhân Sơn đối với người xưa thì Ông lấy bốn độ (tứ độ)6 để giải thích thế giới Cực lạc, lại đem sự hỗ tương thâu nhiếp trình bày để hiểu thông suốt. Ông biết được dù tham cứu một cách rõ ràng tỉ mỉ cũng không cùng cái lý dung hợp. Ông cho rằng nói về cõi Phật thì đầy đủ bốn độ, không thể luận bàn theo một quan điểm. Trong kinh nói: Hoặc có cõi Phật hoàn toàn là Bồ tát ... Tự nhiên đàm luận không có cõi trên cõi dưới. Y vào lời giảng trong ba Tịnh độ tam kinh (kinh Vô lượng thọ, A-di-đà, Quán vô lượmg thọ): Tất cả chúng sanh đều có thể vãng sanh qua nước kia (Cực lạc), đều tự nhiên được thức ăn y phục, rốt ráo chứng đắc đến quả vô thượng Bồ-đề, tức là người vãng sanh tuy chưa chứng Thánh vị, nhưng đã chẳng còn là phàm phu. Song không thể nói quả quyết có cõi phàm Thánh đồng cư. Lại nữa hàng Nhị thừa sau khi vãng sanh, tuy đã chứng quả Tiểu thừa, nhưng mới bắt đầu hướng vào Phật Thừa, bậc này không còn là Thanh văn thì không thể nói có cõi phương tiện hữu dư; trái lại, thế giới Cực lạc không phải không có cõi Di-đà báo độ, tùy theo căn khí của người vãng sanh không đồng mà thấy quốc độ kia sâu cạn khác nhau, đã vào biển nguyện Di-đà, thì nghiệp báo của mình hoàn toàn xả, tự mình vượt khỏi sự trói buộc của phàm giới, không thể mỗi mỗi vạch kẻ phân chia. Lại nữa, một số người bàn tán về cõi Tịnh độ, thích ca ngợi Thường tịch quang tịnh độ, đây cũng không hợp với ý kinh. Chỗ ở của chư Phật là Thường tịch quang tịnh độ bình đẳng không hai, đây chẳng phải là chỗ đề cập đến của hàng Bồ-tát, huống chi là hàng phàm phu? Nếu có thể nhập vào Thường tịch quang tịnh độ, thì không phân biệt thế giới này hay thế giới kia, lại hà tất gì mà nhất định nói là Tây phương? Đã nói Tây phương, thì tự mình nên lấy cõi Di-đà báo độ để quay về, đây chính là cõi Tha thọ dụng. Chỉ có cõi mà đức Di-đà tự thọ dụng, mới là Thường tịch quang tịnh độ (đây là Báo độ của đức Di-đà).
Ngoài ra, Ông đối với chỗ soạn của Bành Tế Thanh7 về luận “Hoa nghiêm niệm Phật Tam-muội”, trong đoạn vấn đáp cuối, nói đến Phương Sơn chấp chặt đã nêu lên chỗ Thập trụ sơ tâm tức thành chánh giác. Bởi vì nếu nương vào tự lực, huân tập lâu đời lâu kiếp, khuôn phép đường lối thì còn xa vời.
Cư sĩ Nhân Sơn cho rằng những lời bàn về pháp môn viên đốn của Hoa nghiêm không hợp với nhau. Bành Tế Thanh đối với tông chỉ và học thuyết của Phương Sơn hiểu biết còn mê hồ. Còn nếu hoàn toàn nương vào quan điểm của Phương Sơn, cũng chỉ là pháp môn của một thời một phương, không thể lập cái kiến giải cho mọi thời đại được. Ở đây, Bành Tế Thanh đối với việc này lấy thời lượng làm thật pháp, nên hiểu biết riêng mà bỏ đi sự kiểm chứng. Tế Thanh và cư sĩ Nhân Sơn đều học thông suốt kinh Hoa nghiêm, đều có điểm thể hội và thâm nhập. Cư sĩ Nhân Sơn đối với luận điểm đó, hiểu một cách rõ ràng, nên mới nêu lại quan điểm tông chỉ Phương Sơn cho thích hợp. Nếu hiểu biết đúng cách thắng giải nhất quán của Ông, thì bẻ gãy các lối lý luận lung tung, chỗ nào cũng nhận thức đúng không còn lầm.
Lại nữa, pháp môn niệm Phật từ trước tới nay chuyên nặng về trì danh hiệu, đến thời cận đại thì chạy theo hình thức, lại mất luôn tính cơ giới đơn điệu. Nhằm đúng tình hình thực tế, cư sĩ Nhân Sơn cho rằng tập khí của phàm phu thì rất nặng, nếu chỉ dạy chuyên về trì niệm danh hiệu Phật lâu ngày thì sanh ra mệt mỏi, tâm sẽ bị cảnh chuyển, thường thì nó sẽ đi vào con đường sai mà mình không thể thấy được. Cho nên lấy chỗ thâm diệu của kinh luận để trừ đi cái tình tưởng, khích lệ tiến lên mới thoát khỏi con đường thoái đọa. Tức là nhắm vào lòng tin mà nói, cũng cần có thời cơ và thuận cảnh, thì mới được tăng trưởng. Đây chính là kết hợp với chủ trương việc giảng dạy và hoằng pháp lợi sanh mà thường ngày Ông ta đề xướng. Trước xem trọng pháp môn, sau khi khai mở tánh giác của mình, khai triển pháp hành của pháp môn Tịnh độ thêm dồi dào, đây là đề cao tánh tư tưởng của pháp môn Tịnh độ, cũng để bắt nhịp thích ứng với tình huống phát triển của xã hội thời nay.
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường