- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
Quyển Thứ 552
Hội thứ tư Phẩm Bạn Lành thứ 22-2
Hội thứ tư Phẩm Thiên Chủ thứ 23
Hội thứ tư Phẩm Không Tạp Không Vị thứ 24
Hội thứ tư Phẩm Chóng Mau thứ 25-1
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì tức Bát nhã Ba la mật đa năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa Bát nhã Ba la mật đa có pháp khá được năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức Bát nhã Ba la mật đa không, năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa Bát nhã Ba la mật đa không, có pháp khá được năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức không năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì lìa không có pháp khá được năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức không năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa không có pháp khá được năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức Bát nhã Ba la mật đa năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa Bát nhã Ba la mật đa có pháp khá được năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức sắc năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa sắc có pháp khá được năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức thọ tưởng hành thức năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa thọ tưởng hành thức có pháp khá được năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức sắc không năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa sắc không có pháp khá được năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức thọ tưởng hành thức không năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa thọ tưởng hành thức không có pháp khá được năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức sắc năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa sắc có pháp khá được năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức thọ tưởng hành thức năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa thọ tưởng hành thức có pháp khá được năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức sắc không năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa sắc không, có pháp khá được năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức thọ tưởng hành thức không năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa thọ tưởng hành thức không có pháp khá được năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức tất cả pháp năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa tất cả pháp có pháp khá được năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức tất cả pháp không năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa tất cả pháp không, có pháp khá được năng hành Bát nhã Ba la mật đa chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức tất cả pháp năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa tất cả pháp có pháp khá được năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Vì tức tất cả pháp không năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải. Bạch Thế Tôn! Vì lìa tất cả pháp không, có pháp khá được năng hành không chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Nếu vậy, các Bồ tát Ma ha tát dùng những pháp nào năng hành Bát nhã Ba la mật đa và năng hành không?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi thấy có pháp năng hành Bát nhã Ba la mật đa và năng hành không chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy.
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi thấy có Bát nhã Ba la mật đa và thấy có không là chỗ sở hành Bồ tát Ma ha tát chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy.
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi chỗ chẳng thấy pháp, pháp này khá được chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được.
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Pháp chẳng khá được đó, có sanh diệt chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng sanh diệt.
Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi chỗ chẳng thấy chỗ pháp chẳng được, bấy nhiêu thật tướng tức là Vô sanh pháp nhẫn của Bồ tát. Nếu Bồ tát Ma ha tát trọn nên Vô sanh pháp nhẫn như thế, bèn đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề kham được nhận ký.
Thiện Hiện! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này đối Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và mười tám pháp Phật bất cộng thảy vô lượng vô biên công đức hơn hết, gọi kẻ hành giả năng như thật tinh tiến. Nếu năng tu hành tinh tiến như thế mà chẳng được trí Vô thượng Chánh đẳng giác, trí nhất thiết tướng, đại trí, diệu trí, Nhất thiết trí trí, trí đại thương chủ, không có lẽ ấy.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát bởi vì pháp tánh tất cả pháp không sanh đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được nhận ký chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát bởi vì pháp tánh tất cả pháp có sanh đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được nhận ký chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát bởi vì pháp tánh tất cả pháp có sanh không sanh đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được nhận ký chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát bởi vì pháp tánh tất cả pháp chẳng có sanh chẳng không sanh đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được nhận ký chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải.
Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Nếu vậy các Bồ tát Ma ha tát làm sao đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đưọc kham nhận ký?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi thấy có pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được nhận ký chăng?
Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Tôi chẳng thấy pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được kham nhận ký. Cũng chẳng thấy pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có kẻ năng chứng, thời chứng, xứ chứng và do đây chứng, hoặc pháp sở chứng đều cũng chẳng thấy. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp đều vô sở đắc. Đối trong pháp vô sở đắc năng chứng, thời chứng, xứ chứng và do đây chứng bất khả đắc vậy.
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi đối tất cả pháp vô sở đắc, chẳng khởi nghĩ này: Ta đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề sẽ năng chứng được. Ta dùng pháp ấy với thời như vậy, ở xứ như vậy, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Hội Thứ Tư
Phẩm Thiên Chủ Thứ 23
Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là sâu thẳm khó thấy khó biết?
Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là sâu thẳm, Bát nhã Ba la mật đa như thế khó thấy khó biết.
Kiều Thi Ca! Vì hư không sâu thẳm nên Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là sâu thẳm. Vì hư không khó thấy khó biết nên Bát nhã Ba la mật đa như thế khó thấy khó biết. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát nhã Ba la mật đa như thế tự tánh xa lìa đều vô sở hữu, như hư không vậy.
Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng: Các loại hữu tình chẳng ít căn lành năng đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khó thấy khó biết như thế, chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình phân biệt giải nói?
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Các loại hữu tình chẳng ít căn lành năng đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khó thấy khó biết như thế, chăm lòng lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình phân biệt giải nói, hoặc năng biên chép rộng cho lưu khắp. Các hữu tình này được công đức vô lượng.
Kiều Thi Ca! Giả sử tất cả hữu tình ở trong châu Thiệm Bộ đây thảy đều trọn nên mười thiện nghiệp đạo. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này công đức nhiều chăng?
Thiên Đế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Phật bảo: Kiều Thi Ca! Có các thiện nam tử thiện nữ nhân đối kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình phân biệt giải nói, hoặc năng biên chép rộng cho lưu khắp. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này chỗ được nhóm phước hơn công đức trước trăm bội là hơn, ngàn bội là hơn, cho đến cực số bội cũng lại là hơn.
Bấy giờ, trong hội có một Bí sô sẽ bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân đối kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây chăm lòng lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình phân biệt giải nói, hoặc lại biên chép rộng cho lưu khắp. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này chỗ được nhóm phước hơn nơi nhân giả.
Thiên Đế Thích nói: Các thiện nam tử thiện nữ nhân này sơ một phát tâm hãy hơn nơi tôi, huống đối kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm ấy chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình phân biệt giải nói, hoặc còn biên chép rộng cho lưu khắp. Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước cũng hơn tất cả thế gian, trời, người, a tố lạc thảy sở hữu công đức.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước chẳng những hơn khắp thế gian, trời, người, a tố lạc thảy sở hữu công đức, cũng hơn tất cả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác sở hữu công đức.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước chẳng những hơn khắp tất cả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, Độc giác sở hữu công đức, cũng hơn tất cả Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo làm nhà thí chủ lớn tu hạnh bố thí.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước cũng hơn tất cả Bồ tát Ma ha tát xa lìa phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa thường tu học viên mãn nhóm giới: tịnh giới thanh tịnh, tịnh giới không thuyết, tịnh giới không hở, tịnh giới không tạp, tịnh giới không uế.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước cũng hơn tất cả Bồ tát Ma ha tát xa lìa phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa, thường chỗ tu học an nhẫn viên mãn, vắng vẻ viên mãn không sân không hận cho đến cháy cây cũng không tâm hại, an nhẫn rốt ráo.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước cũng hơn tất cả Bồ tát Ma ha tát xa lìa phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa, thường chỗ tu học dũng mãnh tinh tiến, chẳng bỏ then chốt ách yếu không lười nhác, không hèn kém nghiệp thân ngữ ý tinh tiến viên mãn.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước cũng hơn tất cả Bồ tát Ma ha tát xa lìa phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa, thường chỗ tu học tĩnh lự đáng yêu, tĩnh lự đáng ưa, tĩnh lự dũng mãnh, tĩnh lự an trụ, tĩnh lự tự tại, tĩnh lự viên mãn.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước cũng hơn tất cả Bồ tát Ma ha tát xa lìa phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa, thường chỗ tu học các căn lành khác.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này đúng như nói tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, vì có phương tiện khéo léo, nên đều hơn tất cả thế gian trời người a tố lạc thảy, cũng hơn tất cả Thanh văn Độc giác, cũng hơn tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát xa lìa phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa.
Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này đúng như nói tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tùy chuyển rốt ráo. Bồ tát Ma ha tát này năng nối được giống tánh Nhất thiết trí trí khiến chẳng dứt tuyệt, thường chẳng xa lìa bạn lành chơn tịnh là chư Phật, Bồ tát. Bồ tát Ma ha tát này tu hành tịnh hạnh thù thắng như thế thường chẳng xa lìa tòa Diệu Bồ đề, uốn dẹp chúng ma, chế các ngoại đạo. Bồ tát Ma ha tát này khi học như thế phương tiện khéo léo thường hay cứu vớt các loài hữu tình chìm bùn phiền não. Bồ tát Ma ha tát này khi học như thế phương tiện khéo léo thường học pháp sở nên học chúng Bồ tát Ma ha tát, chẳng học pháp sở nên học Thanh văn Độc giác thừa thảy.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khi học như thế, các chúng thiên thần đều rất vui mừng. Bốn vương hộ đời đều lãnh Thiên chúng đi đến chỗ kia cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, đồng nói lên lời này: Hay thay, Đại sĩ! Nên siêng tinh tiến học pháp sở nên học chúng các Bồ tát Ma ha tát, chớ học pháp sở nên học Thanh văn Độc giác thừa thảy. Nếu học được như thế mau được ngồi yên tòa Diệu Bồ Đề, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trước nhận bốn bát bốn Thiên vương hiến, Ngài cũng sẽ nhận như xưa bốn Đại thiên vương hiến, Ngài cũng sẽ nhận như xưa bốn Đại thiên vương dâng lên bốn bát, chúng tôi cũng sẽ dâng. Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này khi học như thế Thiên đế chúng tôi hay lãnh Thiên chúng đi đến chỗ kia, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, huống các Thiên thần mà chẳng đến chỗ kia.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này khi học như thế, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng các Bồ tát Ma ha tát cùng các trời, rồng, a tố lạc thảy thường theo hộ niệm. Do nhân duyên đây, Bồ tát Ma ha tát này, tất cả thế gian hiểm nạn nguy khốn, thân tâm buồn khổ đều chẳng xâm hại. Thế gian sỡ hữu bốn đại trái nhau, các thứ bệnh tật ở trong thân đều hẳn không thể có, chỉ ngoại trừ trọng nghiệp chuyển hiện chịu nhẹ.
Bí sô! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này đúng như nói tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo được công đức đời hiện như thế thảy, công đức đời sau vô lượng vô biên.
Khi ấy, A Nan Đà khởi nghĩ thầm này: Đế Thích thiên chủ vì tự biện tài khen nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế và công đức thắng lợi các Bồ tát, hay là sức oai thần Như Lai? Khi đó Thiên Đế Thích nhờ oai thần Phật, biết chỗ nghĩ nơi tâm A Nan Đà, thưa rằng: Thưa Đại Đức! Tôi đã khen nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm và công đức thắng lợi các Bồ tát đều là sức oai thần Như Lai.
Bấy giờ, Phật bảo A Nan Đà rằng: Như vậy, như vậy. Nay Thiên Đế Thích khen nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm và công đức thắng lợi các Bồ tát, phải biết đều là thần lực Như Lai, chẳng phải tự biện tài của mình. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm và công đức thắng lợi chúng các Bồ tát Ma ha tát quyết định chẳng phải tất cả thế gian, trời, người, a tố lạc thảy có thể khen nói được.
Hội Thứ Tư
Phẩm Không Tạp Không Dị Thứ 24
Bấy giờ, Phật bảo A Nan Đà rằng: Nếu khi Bồ tát Ma ha tát suy nghĩ Bát nhã Ba la mật đa, tập học Bát nhã Ba la mật đa, tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Khi ấy tất cả ác ma thế giới Tam thiên đại thiên đều sanh do dự, đồng khởi nghĩ này: Bồ tát Ma ha tát đây vì ở trung gian chứng nơi thật tế, lui đọa Thanh văn hoặc bậc Độc giác, hay tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai lợi vui tất cả?
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu khi Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa, khi ấy ác ma sanh buồn khổ lớn, thân tâm run sợ như trúng tên độc.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu khi Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khi ấy ác ma đi đến chỗ kia hóa làm các thứ sự việc đáng sợ hãi. Chỗ gọi dao gươm ác thú rắn độc lửa dữ đốt thảy bốn phương đồng khởi, muốn khiến thân tâm Bồ tát kinh khủng mê mất tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối chỗ tu hành tâm sanh lui khuất, cho đến phát khởi một niệm loạn ý chướng ngại Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, là sở nguyện thâm tâm của ác ma kia.
Bấy giờ, Khánh Hỷ bèn thưa Phật rằng: Vì các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa đều bị ác ma làm rối loạn hay có kẻ bị rối loạn, kẻ chẳng bị rối loạn?
Phật bảo: Khánh Hỷ! Chẳng phải các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa đều bị ác ma làm rối loạn, nhưng có kẻ rối loạn, kẻ chẳng rối loạn.
Cụ thọ Khánh Hỷ lại thưa Phật rằng: Những Bồ tát Ma ha tát nào khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa bị ma ác làm rối loạn, những Bồ tát Ma ha tát nào khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ác ma làm rối loạn?
Phật bảo: Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát đời trước nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không lòng tin hiểu hủy chê bài báng, Bồ tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa bèn bị ác ma làm rối loạn. Nếu Bồ tát Ma ha tát đời trước nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm có lòng tin hiểu, chẳng khởi hủy báng, Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ma ác làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, nghi ngờ do dự vì có hay không, là thật chẳng thật, Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa bèn bị ác ma làm rối loạn. Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế nơi tâm trọn không nghi ngờ do dự, tin chắc thật có, Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ma ác làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa bạn lành, bị các bạn ác thu nhận nắm giữ, chẳng nghe nghĩa xứ sâu thẳm Bát nhã Ba la mật đa. Do chẳng nghe nên chẳng hiểu rõ. Vì chẳng hiểu rõ nên chẳng tu tập. Bởi chẳng tu tập nên chẳng thỉnh hỏi làm sao nên tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, làm sao nên học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa bèn bị ác ma làm rối loạn.
Nếu Bồ tát Ma ha tát gần kề bạn lành, chẳng bị bạn ác nắm giữ, được nghe nghĩa xứ sâu thẳm Bát nhã Ba la mật đa. Do được nghe nên mới năng hiểu rõ. Nhờ hiểu rõ nên tức tu tập được. Vì tu tập nên mới năng thỉnh hỏi làm sao nên tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, làm sao nên học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, thu nhận khen ngợi pháp chẳng chơn diệu, Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa là bị ác ma làm rối loạn. Nếu Bồ tát Ma ha tát gần kề Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nhận chẳng khen pháp chẳng chơn diệu, Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, đối pháp chơn diệu hủy chê phỉ báng. Bấy giờ ác ma bèn khởi nghĩ này: "Nay Bồ tát đây cùng ta là bạn, do kia hủy báng pháp chơn diệu nên mới có vô lượng chúng các Bồ tát mới học Đại thừa đối pháp chơn diệu cũng sanh hủy báng. Do nhân duyên đây nguyện ta viên mãn. Mặc dù có vô lượng chúng các Bồ tát mới học Đại thừa làm bạn cùng ta, nhưng chẳng thể khiến nguyện ta mãn túc. Nay Bồ tát này làm bạn cùng ta khiến sở nguyện ta tất cả mãn túc, vậy nên Bồ tát đây là chơn bạn ta, ta nên thu nhận khiến tăng thế lực". Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa là bị ác ma làm rối loạn ngay.
Nếu Bồ tát Ma ha tát gần kề Bát nhã Ba la mật đa, đối pháp chơn diệu ngợi khen tín thọ, cũng khiến vô lượng chúng các Bồ tát mới học Đại thừa đối pháp chơn diệu ngợi khen tín thọ, do đây ác ma buồn rầu kinh sợ. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi nghe thuyết kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khởi lời như vầy: Bát nhã Ba la mật đa như thế lý thú sâu thẳm khó thấy khó biết, nào dùng tuyên nói lóng nghe, thọ trì đọc tụng suy nghĩ, tinh siêng tu học, biên chép lưu khắp kinh điển đây làm gì. Ta hãy chẳng năng được nguồn đáy kia, huống những kẻ phước mỏng trí cạn kia ôi! Khi đó có các vô lượng Bồ tát thảy mới học Đại thừa, nghe kia đã nói tâm đều kinh sợ lui mất tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, đọa nơi Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa liền bị ác ma làm rối loạn ngay.
Nếu Bồ tát Ma ha tát khi nghe thuyết kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, khởi lời như vầy: Bát nhã Ba la mật đa như thế lý thú sâu thẳm khó thấy khó biết, nếu chẳng tuyên nói lóng nghe, thọ trì đọc tụng suy nghĩ, tinh siêng tu học, biên chép lưu khắp, mà năng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tất không có lẽ ấy. Khi đó có vô lượng các Bồ tát thảy mới học Đại thừa nghe kia đã nói vui mừng nhảy nhót, liền đối Bát nhã Ba la mật đa thường ưa lóng nghe, thọ trì đọc tụng cho giỏi thông lanh, suy nghĩ đúng lý tinh siêng tu hành, vì người diễn nói, biên chép lưu khắp cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ác ma kia làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát ỷ mình có bao công đức căn lành khinh chúng các Bồ tát Ma ha tát là nói lời này: Ta năng an trụ hạnh chơn xa lìa, các ngươi đều không. Ta năng tu tập hạnh chơn xa lìa, các ngươi chẳng năng. Bấy giờ ác ma vui mừng nhảy nhót nói: Bồ tát đây chính là bạn bè ta, trôi lăn sanh tử chưa có ngày ra. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này ỷ mình có bao công đức căn lành khinh khi chúng các Bồ tát Ma ha tát, bèn xa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng năng tinh siêng làm trống không cảnh giới ngã. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa là bị ác ma làm rối loạn ngay.
Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng ỷ mình có bao công đức căn lành khinh chúng các Bồ tát Ma ha tát, tuy thường tinh tiến tu các pháp lành mà chẳng chấp trước các tướng pháp lành. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát tự ỷ danh tánh và chỗ tu tập công đức Đổ đa Đầu đà, khinh thường chúng các Bồ tát tu các pháp thắng thiện khác, tự thường khen ngợi mình, hủy chê các người khác. Thật không có các hành trạng tướng Bồ tát Ma ha tát chẳng quay lui mà bảo thật có, nói: Các ngươi không danh tánh Bồ tát, duy ta độc có. Bởi tăng thượng mạn khinh các Bồ tát. Bấy giờ ác ma liền vui mừng lớn, khởi nghĩ như vầy: Nay Bồ tát đây khiến cung điện cõi nước ta chẳng đến nỗi trống không, tăng thêm địa ngục, bàng sanh, quỷ giới. Khi ấy ác ma giúp thần lực cho kia khiến càng tăng thêm oai thế biện tài, do đây được nhiều người tín thọ lời nói kia. Nhân đây khuyên phát đồng ác kiến kia. Ác kiến đồng rồi, theo kia học tà. Theo học tà rồi, phiền não hừng hực. Vì tâm điên đảo nên sở phát khởi các nghiệp thân ngữ ý đều năng cảm được khổ quả suy tổn chẳng thể ưa muốn được! Bởi nhân duyên đây tăng thêm địa ngục. bàng sanh, quỷ giới, làm cho cung điện cõi nước ma đầy rẫy. Do đấy ác ma vui mừng nhảy nhót, có làm điều gì tùy ý tự tại. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa là bị ác ma làm rối loạn ngay.
Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng ỷ mình có tánh danh hư dối và sở tu tập công đức Đổ đa Đầu đà, khinh thường các chúng Bồ tát tu các pháp thắng thiện khác, đối các công đức lìa tăng thượng mạn, thường chẳng khen mình, cũng chẳng chê người, năng khéo giác biết các việc ác ma. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu khi Bồ tát Ma ha tát cùng kẻ cầu Thanh văn Độc giác thừa chê hủy đấu tranh phỉ báng lẫn nhau. Khi đó ác ma thấy việc này rồi, bèn khởi nghĩ đây: Nay Bồ tát này tu xa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà chẳng xa lắm, tuy gần địa ngục, bàng sanh, quỷ giới mà chẳng gần nhiều. Khởi nghĩ đây rồi tuy sanh vui mừng mà chẳng nhảy nhót. Nếu khi Bồ tát Ma ha tát cùng chúng các Bồ tát Ma ha tát sanh khinh hủy đấu tranh phỉ báng lẫn nhau, khi ấy ác ma thấy việc này rồi, bèn khởi nghĩ này: Hai Bồ tát cực xa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, rất gần địa ngục, bàng sanh, quỷ giới. Khởi nghĩ ấy rồi vui mừng nhảy nhót, tăng kia thế lực khiến hai bè bạn đấu tranh luôn chẳng dứt, khiến vô lượng vô biên các hữu tình đều đối Đại thừa chán lìa hết lòng! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa là bị ác ma làm rối loạn ngay. Nếu Bồ tát Ma ha tát cùng kẻ cầu Thanh văn Độc giác thừa chẳng hủy khinh đấu tranh phỉ báng nhau, phương tiện hóa đạo khiến tới Đại thừa, hoặc khiến siêng tu tự thừa thắng thiện, cùng các thiện nam tử thảy cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng hủy miệt đấu tranh phỉ báng nhau, cùng dạy dỗ nhau tu pháp thắng thiện, mau tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ chúng hữu tình. Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát chưa được ký chẳng quay lui Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối các Bồ tát Ma ha tát đã được ký chẳng quay lui Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khởi tâm tổn hại, đấu tranh khinh miệt mắng nhục phỉ báng. Bồ tát Ma ha tát này tùy khởi bấy nhiêu niệm tâm chẳng nhiêu ích, hoàn lui bấy nhiêu kiếp từng tu thắng hạnh, trải bấy nhiêu thời xa lìa bạn lành hoàn chịu bấy nhiêu sanh tử trói buộc. Nếu chẳng nới bỏ tâm Đại Bồ đề, hoàn lại bấy nhiêu kiếp mặc áo giáp hoằng thệ, siêng tu thắng hạnh không lúc gián đoạn, nhiên hậu mới bổ lại công đức đã bị lui mất.
Bấy giờ, Khánh Hỷ bèn thưa Phật rằng: Bồ tát Ma ha tát này sở khởi ác tâm, sanh tử tội khổ vì phải trôi lăn qua bấy nhiêu thời, hay ở trung gian cũng được ra khỏi? Bồ tát Ma ha tát này bị lui thắng hạnh, vì phải tinh siêng qua bấy nhiêu kiếp mặc giáp hoằng thệ tu các thắng hạnh không lúc gián đoạn, nhiên hậu mới bổ lại công đức bị lui, hay ở trung gian có nghĩa phục lại gốc?
Phật bảo: Khánh Hỷ! Ta vì Bồ tát, Độc giác, Thanh văn nói pháp có khỏi tội hoàn bổ thiện lại.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát chưa được ký chẳng quay lui Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối các Bồ tát Ma ha tát đã được ký chẳng quay lui Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khởi tâm tổn hại, đấu tranh khinh miệt hủy nhục phỉ báng, về sau không xấu hổ ôm ác chẳng bỏ, chẳng năng đúng pháp tỏ bày hối lỗi, Ta nói loại kia ở nơi trung gian không có nghĩa khỏi tội hoàn bổ thiện lại, cần bấy nhiêu kiếp trôi lăn sanh tử, xa lìa bạn lành, bị các khổ trói buộc. Nếu chẳng nới bỏ tâm Đại Bồ đề, cần bấy nhiêu kiếp mặc giáp hoằng thệ, siêng tu thắng hạnh không lúc gián đoạn, nhiên hậu mới bổ lại công đức bị lui mất.
Nếu Bồ tát Ma ha tát chưa được ký chẳng quay lui Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối các Bồ tát Ma ha tát đã được ký chẳng quay lui Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khởi tâm tổn hại, đấu tranh khinh miệt hủy nhục phỉ báng, về sau sanh lòng xấu hổ chẳng buộc ác nơi tâm, liền năng đúng pháp tỏ bày hối lỗi, khởi nghĩ như vầy: "Ta nay đã được thân người khó được, ai cho đối trong lại khởi tội ác như thế mất lợi lành lớn. Ta nên nhiêu ích tất cả hữu tình, ai cho đối trong phản làm suy tổn. Ta nên cung kính tất cả hữu tình như tớ thờ chủ, ai cho đối trong phản sanh kiêu mạn hủy nhục lấn khinh. Ta nên nhẫn chịu tất cả hữu tình đánh đập quở mắng, ai cho đối kia lại đem bạo ác thân ngữ gia báo. Ta nên hòa giải tất cả hữu tình khiến kính mến nhau, ai cho lại khởi lời lẽ bộc ác cùng kia trái chống. Ta nên nhẫn nại tất cả hữu tình dẫm đạp trường thời in như đường sá cũng như rường cầu, ai cho đối kia phản gia lăng nhục. Ta cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vì cứu vớt khổ lớn sanh tử hữu tình khiến được Niết Bàn an vui rốt ráo, ai cho lại muốn đem khổ gia thêm. Ta nên từ nay tột đời vị lai như si như câm, như điếc như mù, đối các hữu tình không sở phân biệt. Giả sử chém dứt đầu chân cánh tay, móc mắt cắt tay xẻo mũi xẻo lưỡi, cưa xẻ tất cả chi thể thân phần, đối hữu tình kia quyết chẳng khởi ác. Nếu ta khởi ác thời là lui hoại sở phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, chướng ngăn sở cầu Nhất thiết trí trí, chẳng năng lợi ích an vui hữu tình".
Khánh Hỷ phải biết: Bồ tát Ma ha tát này Ta nói trung gian cũng có nghĩa khỏi tội hoàn bổ thiện lại, chẳng cần qua lâu bấy nhiêu kiếp số trôi lăn sanh tử. Ác ma đối kia chẳng năng hoại loạn phá rối được, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Các Bồ tát Ma ha tát cùng kẻ cầu Thanh văn Độc giác thừa chẳng nên giao thiệp. Nếu giao thiệp nhau chẳng nên ở chung. Nếu ở chung cùng chẳng nên luận nghĩa quyết chọn với kia. Sở dĩ vì sao? Vì nếu luận nghĩa quyết chọn cùng loại kia, hoặc sẽ phát khởi tâm giận dữ thảy, hoặc lại khiến sanh lời lẽ thô ác. Nhưng các Bồ tát đối loại hữu tình chẳng nên phát sanh tâm giận dữ thảy, cũng chẳng nên khởi nói lời thô ác. Giả sử bị chém đứt đầu chân thân phần, cũng chẳng nên khởi giận dữ lời ác. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát nên khởi nghĩ này: Ta cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vì cứu hữu tình các khổ sanh tử, khiến được lợi ích an vui rốt ráo, ai cho đối kia lại làm việc ác?
Khánh Hỷ phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát đối loại hữu tình khởi tâm giận dữ, phát lời thô ác, bèn ngại Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng hoại vô biên pháp hạnh Bồ tát. Vậy nên chúng Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đối các hữu tình chẳng nên giận dữ cũng chẳng nên khởi nói năng thô ác.
Bấy giờ, Khánh Hỷ bèn thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát cùng Bồ tát Ma ha tát ở chung làm sao?
Phật bảo: Khánh Hỷ! Các Bồ tát Ma ha tát cùng Bồ tát Ma ha tát ở chung xem nhau nên như Đại sư. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát lần hồi xem nhau, nên khởi nghĩ này: Kia là quen biết chơn thiện chúng ta, cùng ta làm bạn, đồng ngồi một thuyền, đồng đi một đường, đồng tới một chỗ, đồng một sự nghiệp. Chúng ta cùng kia khi học chỗ học và pháp được học, nếu do đây học đều không có khác.
Lại khởi nghĩ này: Các Bồ tát kia vì chúng ta thuyết đạo Đại Bồ đế tức bạn lành ta, cũng Đạo sư ta. Nếu Bồ tát Ma ha tát kia trụ tác ý tạp, xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, ta nên đối trong chẳng học đồng kia. Nếu Bồ tát Ma ha tát kia lìa tác ý tạp, chẳng lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, ta nên đối trong thường học đồng kia.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học được như thế, tư lương Bồ đề mau được viên mãn, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ở thời gian giữa không chướng không nạn.
Hội Thứ Tư
Phẩm Chóng Mau Thứ 25 – 1
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì tận nên học là học Nhất thiết trí trí chăng? Nếu Bồ tát Ma ha tát vì chẳng sanh nên học là học Nhất thiết trí trí chăng? Nếu Bồ tát Ma ha tát vì diệt nên học là học Nhất thiết trí trí chăng? Nếu Bồ tát Ma ha tát vì chẳng khởi nên học là học Nhất thiết trí trí chăng? Nếu Bồ tát Ma ha tát vì chẳng có nên học là học Nhất thiết trí trí chăng? Nếu Bồ tát Ma ha tát vì xa lìa nên học là học Nhất thiết trí trí chăng? Nếu Bồ tát Ma ha tát vì lìa nhiễm nên học là học Nhất thiết trí trí chăng? Nếu Bồ tát Ma ha tát vì hư không nên học là học Nhất thiết trí trí chăng? Nếu Bồ tát Ma ha tát vì pháp giới nên học là học Nhất thiết trí trí chăng? Nếu Bồ tát Ma ha tát vì Niết bàn nên học là học Nhất thiết trí trí chăng?.
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế chẳng học Nhất thiết trí trí.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Duyên nào Bồ tát Ma ha tát khi học như thế chẳng học Nhất thiết trí trí?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Phật chứng chơn như cực viên mãn nên nói gọi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Như vậy chơn như khá nói là tận cho đến khá nói là Niết bàn chăng?
Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng khá nói. Sở dĩ vì sao? Vì chơn như lìa tướng, chẳng thể nói tận cho đến chẳng thể nói là Niết bàn.
Phật bảo: Thiện Hiện! Vậy nên Bồ tát Ma ha tát khi học như thế chẳng học Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì tận nên học là học Nhất thiết trí trí, cho đến chẳng vì Niết bàn nên học là học Nhất thiết trí trí. Sở dĩ vì sao? Vì Phật chứng chơn như cực viên mãn nên nói gọi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, bấy giờ chứng được Nhất thiết trí trí chơn như chẳng tận cho đến Niết bàn. Vậy nên, Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa, là học Phật địa, là học mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng vô biên các Phật pháp tức là đã học Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế đến bờ kia tất cả học rốt ráo.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, tất cả trời ma và các ngoại đạo đều chẳng thể đè được.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế mau được Bồ tát chẳng lui pháp tánh.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế mau trụ bậc Bồ tát chẳng quay lui.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế mau sẽ ngồi yên tòa Diệu Bồ đề.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, đi chỗ từ Tổ Phụ Như Lai đã đi.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế tức là đã học cùng các hữu tình làm pháp nương hộ, vì là học tánh đại từ đại bi vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học quay xe Vô thượng pháp ba phen mười hai hành tướng.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học để yên trăm ngàn trăm ức các cõi hữu tình khiến trụ Niết bàn an vui rốt ráo.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học chẳng dứt giống tánh Như Lai.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học mở cửa cam lồ chư Phật.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình trụ pháp Tam thừa.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học thị hiện cõi chơn vô vi vắng lặng rốt ráo cho tất cả hữu tình. Đấy là tu học Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện phải biết: Kẻ học như thế hữu tình hèn kém chẳng thể học được. Sở dĩ vì sao? Vì kẻ học như thế muốn khéo vớt cứu khổ lớn sanh tử cho tất cả hữu tình, muốn khéo an lập tất cả hữu tình thắng sự rộng lớn, muốn cùng hữu tình đồng hưởng lợi ích an vui rốt ráo, muốn cùng hữu tình đồng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, muốn cùng hữu tình đồng học diệu hạnh tự lợi lợi người như thái hư không, không đoạn không tận.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế quyết định chẳng đọa trong tất cả địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, a tố lạc, quyết định chẳng sanh trong biên địa ít tin Phật pháp ác kiến, quyết định chẳng sanh nhà hàng thịt, nhà gánh thây chết và các thứ dòng dõi bần cùng hèn tiện chẳng luật nghi, quyết định chẳng sanh những nhà công xảo, kỹ nhạc, buôn bán tạp uế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế tùy sanh chỗ nào, trọn chẳng mù điếc câm ngọng, cùi cụt tay chân, căn chi tàn khuyết, khòm lưng, lác hủi, ung thư, điên cuồng, trĩ lậu, ghẻ dữ, thân chẳng cao chẳng lùn, cũng chẳng đen sậm và không có các thứ ghẻ bịnh uế ác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế đời đời thường được quyến thuộc viên mãn, các căn viên mãn, chi thể viên mãn, tiếng tăm trong trẻo, hình thể đoan nghiêm, lời nói oai nghiêm, được nhiều người kính mến.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế sanh ở chỗ nào lìa hại sanh mạng, lìa lấy chẳng cho, lìa hành dục tà, lìa nói dối gạt, lìa lời thô ác, lìa lời chia rẽ, lìa lời uế ác, cũng lìa tham dục, giận dữ, tà kiến. Quyết chẳng thu nhận tà pháp hư vọng, chẳng dùng tà pháp mà tự sanh sống, cũng chẳng thu nhận hữu tình phá giới, ác kiến báng pháp lấy làm bạn thân.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, trọn chẳng sanh chỗ trời Sống lâu đắm vui trí huệ. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát trọn nên thế lực phương tiện khéo léo. Do thế lực phương tiện khéo léo mặc dù hằng vào được tĩnh lự, vô lượng và định vô sắc mà chẳng theo thế lực kia thọ sanh, vì được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nhiếp thọ vậy, nên trọn nên phương tiện khéo léo như thế. Ở trong các định tuy thường được vào ra tự tại mà chẳng theo thế lực các định kia thọ sanh trời Trường thọ phế bỏ tu hạnh Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế được lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, vì sao chúng Bồ tát Ma ha tát khi học như thế năng chứng được các lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Các pháp bản lai tự tánh thanh tịnh. Bồ tát Ma ha tát này đối trong tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, tinh siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, như thật thông suốt, tâm chẳng chìm đắm, cũng không trệ ngại, xa lìa tất cả phiền não nhiễm đắm, nên nói Bồ tát khi học như thế đốt tất cả pháp lại được thanh tịnh. Do nhân duyên đây được lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Mặc dù tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, mà các dị sanh chẳng biết chẳng giác. Bồ tát Ma ha tát này vì muốn khiến kia biết thấy giác nên phát siêng tinh tiến tu hành Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, khởi nghĩ như vầy: Ta đối các pháp bản tánh thanh tịnh biết thấy giác rồi, như thật khai ngộ tất cả hữu tình khiến đối các pháp bản tánh thanh tịnh cũng biết thấy giác. Bồ tát Ma ha tát này khi học như thế được lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, đối các hữu tình tâm hành sai khác đều năng thông suốt đến cực bờ kia, phương tiện khéo léo khiến các hữu tình biết tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, chứng được Niết bàn thanh tịnh rốt ráo.