- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
Quyển Thứ 399: Hội thứ nhất Phẩm Bồ Tát Thường Khóc thứ 77-2
Hội thứ nhất Phẩm Pháp Dũng Bồ Tát thứ 78-1
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khi ấy, Thiên Đế Thích liền phục bổn hình ở trước Thường Khóc khom lưng mà đứng, khen rằng: "Đại sĩ! Quý thay, quý thay! Vì pháp chí thành kiên nhẫn đến thế! Các Phật quá khứ khi làm Bồ tát cũng như Đại sĩ, đem kiên cố nhẫn nại nguyện cầu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phuơng tiện khéo léo, thỉnh hỏi Bồ tát sở học, sở cưỡi, sở hành, sở tác, tâm không nhàm mỏi, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đại sĩ biết cho, tôi thật chẳng dùng máu tim tủy, chỉ đến thử nhau. Nay sở nguyện chi, tôi sẽ cùng giúp để đền lỗi đã xúc phạm tổn hại nho nhỏ?" Thường Khóc trả lời: "Bản nguyện của tôi chỉ có Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, Thiên chủ vả năng cho nguyện này được chăng?" Khi ấy, Thiên Đế Thích bỗng thẹn đỏ mặt, thưa Thường Khóc rằng: " Điều này phi sức tôi. Duy có chư Phật Đại Thánh Pháp Vương, đối pháp tự tại năng cho nguyện này. Đại sĩ nay nên trừ Vô thượng giác, lại cầu nguyệ khác, tôi sẽ thỏa mãn". Thường Khóc trả lời: "Bát nhã Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng là sở nguyện của tôi, vả ơn cho được chăng?" Khi ấy, Thiên Đế Thích lại bội sanh xấu hổ, thưa Thường Khóc rằng: "Nguyện này với tôi cũng chẳng thể được nào. Nhưng tôi có sức trị thân Đại Sĩ lành mạnh như xưa, dùng nguyện này chăng?" Thường Khóc trả lời: " Sở nguyện như thế tự năng đầy đủ, không nhọc Thiên Chủ. Sở dĩ vì sao? Nếu tôi tâu báo chư Phật mười phương, phát lời thành thật rằng nay tự bán mình thiệt vì mộ pháp, chẳng ôm lòng dua dối lầm gạt thế gian. Do nhân duyên đây, quyết định đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng quay lui ấy, khiến thân hình tôi lành lại như cũ, đâu nhờ thiên oai làm chi". Thiên Đế Thích nói: " Thật vậy, thật vậy! Thần lực chư Phật bất khả tư nghì, Bồ tát chí thành việc gì chẳng xong! Nhưng bởi tôi nên thương tổn thân Đại Sĩ, cúi xin từ bi cho xong việc này". Bồ tát Thường Khóc bèn bảo kia rằng: "Đã ân cần đến thế, phải tùy ý người". Khi ấy, Thiên Đế Thích tức hiện thiên oai khiến thân Thường Khóc lành lại như cũ, cho đến chẳng thấy vết sẹo chút xíu, hình mạo đoan nghiêm quá hơn ngày trước; xấu hổ tạ lỗi, đi quanh hữu bỗng nhiên biến mất.
Bấy giờ, cô trưởng giả thấy việc hiếm có của Bồ tát Thường Khóc càng thêm mến trọng, cung kính chấp tay thưa Thường Khóc rằng: " Xin giáng từ bi chút đến nhà tôi, cần dùng cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát những đồ cúng thượng diệu, vì thưa cha mẹ sẽ được tất cả. Tôi và kẻ thị tùng tôi cũng từ giã cha mẹ theo Đại sĩ đến thành Cụ Diệu Hương, vì muốn cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát vậy".
Khi ấy, Thường Khóc tùy sở nguyện của kia, cùng đến nơi nhà ở ngoài cửa. Khi đó, cô trưởng giả liền vào trong nhà thưa cha mẹ rằng: "Xin cho con nhiều bao nhiêu của quý trong nhà: tràng hoa, hương xoa bột thảy, áo mặc, chuỗi ngọc, bảo tràng, phan lọng, kỹ nhạc, đèn dầu, ngọc ma ni chơn châu, ngọc phệ lưu ly, ngọc phả chi ca, san hô, hổ phách, loa bối, ngọc bích, xử tàng, thạch tàng, đế thanh, đại thanh và vàng, bạc thảy các thứ đồ cúng. Cũng cho thân con và năm trăm thị nữ trước nay hầu con, đem các đồ cúng đều nên đi theo Bồ tát Thường Khóc đến thành Diệu Hương, vì cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát. Kia sẽ vì con tuyên nói pháp yếu. Con được nghe rồi, như nói tu hành, quyết định được vô biên Phật pháp nhiệm mầu". Khi cha mẹ kia nghe nói kinh hãi, liền hỏi con rằng: " Bồ tát
Thường Khóc nay ở chỗ nào? Người ấy ra sao?" Con liền thưa rằng: " Nay ở ngoài khổ sanh tử, nên siêng cầu Vô thượng Chánh đẳng chẳng tiếc thân mạng, vì muốn cúng dườnng Bồ tát sở học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát , nên vào thành này dạo quanh đây đó, cao tiếng rao rằng: " Tôi nay bán mình, ai muốn mua người. Tôi nay bán mình, ai muốn mua người?" Qua thời gian lâu bán thân chẳng được, buồn rầu đau khổ, đứng ở một chỗ, rơi lệ mà rằng: " Tôi có tội chi, vì muốn cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, nên dù tự bán mình mà không ai mua!" Khi ấy, Thiên Đế Thích vì muốn thử nghiệm tức tự hóa làm cậu Bà la môn đến trước chỗ kia hỏi rằng: " Nam tử! Ngươi sao đứng đây buồn rầu chẳng vui?" Khi ấy, Đại sĩ kia đáp rằng: "Cậu bé! Ta vì cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát. Nhưng ta nghèo cùng không các của ngọc, vì mến trọng pháp nên muốn tự bán mình, khắp trong thành này không ai hỏi tới; tự nghĩ bạc phước, đứng đây buồn rầu". Khi ấy, Bà la môn bảo Đại sĩ rằng: "Ta nay chính muốn tế trời, chẳng dùng thân người, chỉ cần máu người, tủy người, tim người; vả bán được chăng?" Đại sĩ nghe rồi vui mừng nhảy nhót, dùng lời mềm mại bảo Bà la môn: " Những món ngài mua tôi đều bán được". Bà la môn nói: " Cần giá bao nhiêu?" Đại sĩ bảo rằng: " Giúp nhau tùy ý". Bấy giờ Đại sĩ nói lời này rồi, liền đưa tay hữu cầm lấy con dao đâm vào cánh tay tả mình cho máu chảy ra; lại cắt đùi vế hữu da thịt rơi đất, phá xương tủy chảy ra đưa cho Bà la môn, lại lần tới bên tường muốn mổ tim ra. Con ở lầu cao xa thấy việc này, khởi nghĩ đây rằng: " Thiện nam tử này vì duyên cớ nào khốn khổ nơi thân, ta nên hỏi xem". Nghĩ rồi xuống lầu, đến chỗ Đại sĩ hỏi kia lời này: " Ngươi vì cớ nào trước rao bán mình, giờ chảy máu tủy, lại muốn mổ bụng?" Kia đáp con rằng: "Chị chẳng biết ư? Tôi vì cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát, nhưng tôi nghèo cùng không các của ngọc. Vì mến trọng Pháp, nên trước tự bán mình không ai mua giúp, nay bán ba món cho Bà la môn".
Khi ấy con hỏi rằng: " Ngươi nay bán máu tủy tim nơi tự thân, muốn đem của bán được cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát
Sẽ được công đức thắng lợi gì?" Kia đáp con rằng: " Pháp Dũng Bồ tát với pháp thẳm sâu đã được tự tại, sẽ vì tôi nói Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo, Bồ tát sở học, Bồ tát sở cưỡi, Bồ tát sở hành, Bồ tát sở tác. Tôi được nghe rồi, như nói tu hành, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, được thân sắc vàng, đủ ba mươi hai tướng Đại trượng phu, tám mươi tùy hảo viên mãn trang nghiêm. Thường quang một tầm, quang khác vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; năm tịnh nhãn, sáu thần thông. Bất khả tư nghì thanh tịnh nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát thoát trí kiến, vô chướng trí kiến, vô thượng trí kiến. Được nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Đầy đủ tất cả Vô thượng Pháp bảo, phân chia bố thí cho tất cả hữu tình, cùng các hữu tình làm chỗ nương dựa. Tôi xả thân mạng vì cúng dường kia, sẽ được các công đức thắng lợi như thế".
Khi con nghe nói Phật pháp mầu nhiệm thù thắng bất khả tư nghì như thế, vui mừng nhảy nhót, lông thân đều đứng sững, cung kính chấp tay mà thưa kia rằng: " Đại sĩ đã nói đệ nhất rộng lớn tối thắng nhiệm mầu rát là hiếm có. Vì được mỗi mỗi Phật pháp như vậy, hãy cần xả bỏ thân mạng sở trọng như số cát Căng già, huống chi bỏ một! Sở dĩ vì sao? Nếu được công đức nhiệm mầu như thế, thơì năng lợi vui tất cả hữu tình. Đại sĩ nhà nghèo hãy vì công đức nhiệm mầu như thế chẳng tiếc thân mạng, huống tôi nhà giàu có nhiều của cải, vì công đức này mà chẳng nới bỏ? Nay Đại sĩ chớ nên tự hại mình nữa. Cần những đồ cúng cụ sẽ giúp cho đầy đủ. Bất quá là vàng, bạc, ngọc phệ lưu ly, ngọc phả chi ca, ma ni chơn châu, xử tàng, thạch tàng, loa bối, ngọc bích, đế thanh, đại thanh, san hô, hổ phách và vô lượng của ngọc loại khác; hoa hương, chuỗi ngọc, bảo tràng, phan lọng, kỹ nhạc, đèn sáng, xe cưỡi, áo mặc và bao nhiêu đồ cúng cụ thượng diệu khác nữa, khá đem cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát. Cúi xin Đại sĩ chớ hại mình nữa! Thân tôi cũng nguyện theo Đại sĩ đến chỗ Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, đồng thời chiêm ngưỡng chung trồng căn lành, vì được các Phật pháp đã nói vậy".
Khi ấy, Thiên Đế Thích kiền phục lại bản hình, đứng trước mặt kia, cong lưng chấp tay khen rằng: " Đại sĩ! Quý thay, quý thay! Vì pháp chí thành kiên nhẫn đến thế! Chư Phật quá khứ khi làm Bồ tát cũng như Đại sĩ, đem nguyện kiên cố cầu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo, thỉnh hỏi Bồ tát sở học, Bồ tát sở cưỡi, Bồ tát sỡ hành, Bồ tát sở tác, tâm không nhàm mỏi, thành thục, hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, đã chứnng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đại sĩ biết cho, tôi thật chẳng dùng máu tim tủy người, chỉ đến thử nhau. Nay muốn nguyện chi, tôi sẽ giúp nhau, để đền lỗi khinh xúc tổn não". Kia liền bảo rằng: " Sở nguyện gốc tôi duy có Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, Thiên chủ vả cho nguyện ấy được chăng?" Khi ấy, Thiên Đế Thích hổ thẹn đỏ mặt mà thưa kia rằng: " Đấy chẳng phải sức tôi. Duy có chư Phật Đại Thánh Pháp Vương, đối pháp tự tại, năng cho nguyện này. Nay Đại sĩ nên trừ Vô thượnng giác, lại cầu nguyện khác tôi sẽ thỏa mãn". Kia bèn bảo rằng: " Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng là sở nguyện tôi, vả năng ơn cho được chăng?" Khi đó, Thiên Đế Thích bội sanh xấu hổ hơn mà thưa rằng: " Tôi đối nguyện này cũng chẳng làm sao được. Nhưng tôi có sức khiến thân Đại sĩ lành lại như cũ, dùng nguyện đây chăng?" Kia lại trả lời: " Sở nguyện như thế tự năng đầy đủ, không phiền Thiên chủ. Sở dĩ vì sao? Nếu tôi tâu xin chư Phật mười phương, phát lời thành thật rằng nay tự bán mình thật vì mộ pháp, chẳng cố dua dối lầm gạt thế gian. Do nhân duyên đây, quyết định đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng quay lui ấy, khiến thân hình tôi lành lại như cũ. Lời đây chưa dứt, tự năng khiến tôi lành lại như cũ, đâu nhờ đến thiên oai làm chi". Thiên Đế Thích nói: " Thật vậy, thật vậy! Thần lực chư Phật bất khả tư nghì, Bồ tát chí thành việc gì chẳng xong. Nhưng bởi tôi nên tổn thương đến thân Đại sĩ, cúi xin từ bi cho xong việc này!" Khi ấy, Đại sĩ kia bảo Đế Thích rằng: " Đã ân cần đến thế, phải tùy ý ngươi". Khi ấy, Thiên Đế Thích tức hiện thiên oai khiến thân hình kia lành lại như cũ, cho đến chẳng thấy vết sẹo chút xíu, hình mạo đoan nghiêm đẹp hơn ngày trước; xấu hổ tạ lỗi, đi quanh hữu, bỗng nhiên biến mất.
Con đã chứng kiến việc hiếm có của kia càng thêm mến kính, chấp tay thưa rằng: " Xin dủ từ bi, tạm về nhà tôi cần dùng đồ cúnng dường để cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát, vì thưa cha mẹ sẽ được tất cả. Tôi và các kẻ thị tùng tôi cũng từ giả cha mẹ, theo Đại sĩ qua thành Cụ Diệu Hương, vì muốn cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát vậy. Nay đại sĩ kia vì con chí thành chẳng bỏ sở nguyện đã đến đầu cửa, cúi xin cha mẹ cho nhiều ngọc của và hứa cho thân con cùng năm trăm thị nữ lâu nay hầu con, cầm đem đồ cúng đều sẽ đi theo Bồ tát Thường Khóc qua thành Cụ Diệu Hương, lễ kính cúng dường Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu và Sư thuyết Pháp Dũng Bồ tát, vì được các Phật pháp đã nói vậy".
Bấy giờ, cha mẹ nghe con đã nói, vui mừng nhảy nhót, khen chưa từng có, bèn bảo con rằng: " Như con vừa nói, Bồ tát Thường Khóc rất là hiếm có. Năng mặc áo giáp đại công đức như thế, mạnh mẽ tinh tiến cầu các Phật pháp. Phật pháp sở cầu mầu nhiệm tối thắng rộng lớn thanh tịnh chẳng khá nghĩ bàn, năng dẫn các loại hữu tình thế gian khiến được lợi ích an vui thù thắng. Con đối pháp này đã thâm mến trọng, muốn theo bạn lành đem các đồ cúng qua thành Cụ Diệu Hươnng để cúng dường Bát nhã Ba la mật đa và Sư thuyết pháp Phật Dũng Bồ tát, vì muốn chứng được các Phật pháp vậy. Chúng ta lẽ nào chẳng tùy hỷ? Nay bằng lòng cho con đi. Các chúng ta cũng muốn cùng con đi luôn, con hoan hỷ chăng?" Con liền thưa rằng: " Con rất hoan hỷ. Với những người khác tu pháp lành con hãy chẳng trở ngại, huống cha mẹư?" Cha
Mẹ bảo rằng: " Con nên nghiêm sắm sửa đồ cúng, thị tùng, mau cùng chung đi".
Khi ấy, nàng trưởng giả tức thì sửa sang năm trăm cỗ xe, bảy báu trau dồi, cùng cho năm trăm thường tùy thị nữ mặc ý mỗi lấy các báu nghiêm thân. Lại lấy vàng bạc, ngọc phệ lưu ly, ngọc phả chi ca, ma ni chơn châu, đế thanh, đại thanh, loa bối, ngọc bích, san hô, hổ phách, xử tàng, thạch tàng và vô lượng ngọc của các loại khác; các thứ hoa hương, áo mặc, chuỗi anh lạc, bảo tràng, phan lọng, kỹ nhạc, đèn dầu, ngọc của hạng thượng đều nhiều vô lượng và bao nhiêu các món đồ cúng thượng diệu. Nàng đã sắm sửa việc như thế rồi, cung kính khải thỉnh Bồ tát thường Khóc cưỡi một xe trước, mình và cha mẹ, năm trăm thị nữ mỗi người một xe riêng, vây quanh theo hầu Bồ tát Thường Khóc, đi lần lần về hướng Đông đến thành Diệu Hương.
Thấy thành cao rộng làm bằng bảy báu. Chung quanh thành ấy đều có bảy báu làm nên: bảy lớp tường vách, bảy lớp lầu quán, bảy lớp lan can, bảy lớp hào báu, bảy lớp hàng cây báu đa-la ngay thẳng. Tường vách này thảy trau dồi xen kẽ phát nhiều thứ ánh sáng rất nên ưa muốn. Lượng thành đại bảo này mỗi mặt mười hai do-tuần, thanh tịnh rộng rãi, người vật phồn thịnh, yên ổn giàu vui. Nội thành có năm ngã rẽ, chợ phố độ lượng tương đương, nghiêm đẹp như bức vẽ. Ở các bờ rẽ đều có nước trong chảy, dùng mảnh thuyền báu phô bày lơ lững qua lại không cầm cắm. Mỗi mỗi đường rẽ trau dồi sạch mát, rưới dùnng nước hương, rải dùng danh hoa. Thành và tường vách đều có vật đẩy lui kẻ địch. Tường nhỏ trên lầu các làm bằng vàng tía, khảm dùng các thứ ngọc ánh sáng rực rỡ. Ở giữa tường nhỏ dùng cây báu xen lẫn, mỗi mỗi cây này gốc cọng nhánh lá và những hoa quả đều làm riêng một thứ ngọc. Thành tường vách lầu các và các cây báu, che dùng lưới vàng, giăng dùng chỉ báu, treo dùng chuông vàng, xỏ dùng chuông lắc báu, gió nhẹ thổi động phát tiếng hòa nhã, ví như năm thứ kỹ nhạc tấu hay. Chung quanh ngoài thành bảy lớp hào báu, tám nước cônng đức đầy rẫy nơi trong, lạnh nóng điều hòa, lóng trong gương sáng. Mỗi chỗ trong nước có bảy mảnh thuyền báu, xen dồi trang nghiêm, chúng rất ưa thấy. Trong nước các hào đủ nhiều diệu hoa, sắc hương đẹp thêm khắp che trên nước. Chung quanh đại thành có năm trăm cảnh vườn, các thứ trang nghiêm rất nên ưa thích. Trong mỗi mỗi vườn có năm trăm ao. Ao này rộng rãi một câu-lô-xá, bảy báu trau dồi lòng chúng đẹp ưa. ở trong các ao có bốn sắc hoa, lượng như bánh xe, ánh che trên nước, hoa ấy đều dùng bảy báu làm nên. trong các ao vườn có nhiều loại chim, tiếng tăm hoà nhã, nhóm tan tự do. Đi lần đến trước, liền trông xa thấy Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát ở chính đài bảy ngồi tòa sư tử, vô lượng vô số trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng, trước sau vây quanh mà vì thuyết pháp.
Bấy giờ, Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc đầu tiên xa thấy Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, nên thân tâm vui vẻ, ví như Bí sô buộc niệm vật cảnh bỗng nhiên được vào tĩnh lự thứ ba. Đã xa thấy rồi khởi nghĩ rằng: " Chúng ta chẳng nên cưỡi xe mà tới chỗ Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát". Khởi nghĩ ấy rồi, tức thì xuống xe, sửa sang áo mặc. Khi ấy nàng trưởng giả và cha mẹ nàng, năm trăm thị nữ cũng đều xuống xe, đều lấy các ngọc, áo mặc đẹp nhất nghiêm mặc nơi thân, cầm các đồ cúng, cung kính vây quanh Bồ tát Thường Khóc, chậm bước mà tới chỗ Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát.
Bên đường đi kia có đài Đại Bát Nhã bằng bảy báu, chỗ dinh sở của Pháp Dũng Bồ tát, dùng gỗ chiên đàn đỏ mà làm trau dồi, treo chuông gió, chuông lắc báu, kêu tiếng dịu dàng, lưới chơn châu đều thả thòng chung quanh. Ở bốn gốc đài treo bốn bửu châu để làm đèn sáng, ngày đêm thường soi. Bốn mặt bảo đài có bốn lư hương đúc bằng bạch ngân, các báu trau dồi, dùng hương hắc trầm thủy đốt hằng thời, rải các diệu hoa mà vì cúng dường. Trong đài có tòa làm bằng bảy báu, trên tòa trải lớp đệm kép xiêm thêu. Ở trên tòa này có một chiếc hộp bốn báu hiệp thành, trang nghiêm đẹp đẽ: một vàng, hai bạc, ba phệ lưu ly, bốn ngọc đế thanh, mài nhựa lưu ly đề mấy chữ này trên lá chơn kim: " BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA!", để trong hộp ấy, niệm ấn hằng thời. Mọi chỗ trong đài treo phan hoa báu lẫn lộn trang nghiêm, rất nên ưa thích.
Bồ tát Thường Khóc, nàng trưởng giả thảy thấy bảo đài đây trang nghiêm đẹp lạ, chấp tay cung kính khen chưa từng có. Lại thấy vị Đế Thích cùng chúng chư thiên vô lượng trăm ngàn đứng bên bảo đài, cầm các thứ hương bột thượng diệu và các viên ngọc nhỏ, hương hoa mầu nhiệm, hoa vàng bạc thảy của trời rải trên bảo đài, ở giữa hư không tấu kỹ nhạc trời. Bồ tát Thường Khóc thấy việc này rồi hỏi Đế Thích rằng: " Vì sao Thiên chủ cùng các Thiên chúng cúng dường đài này?" thiên Đế Thích nói: " Nay Đại sĩ đâu chẳng biết ư? Ở trong đài này có Pháp vô thượng tên Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, là mẹ đẻ các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các Bồ tát Ma ha tát; năng sanh năng nhiếp tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Bồ tát Ma ha tát. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng với trong đây tinh siêng tu học mau đến bờ kia tất cả công đức, mau năng thành xong tất cả Phật pháp, mau nănng chứng được Nhất thiết trí trí. Do nhân duyên này, các chúng tôi đối đây cùng các quyến thuộc cung kính cúng dường". Bồ tát Thường Khóc nghe rồi vui mừng, tiếp hơi hỏi lại Thiên Đế Thích rằng: " Vừa nói Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế nay ở chỗ nào? Tôi muốn cúng dường, cúi xin chỉ cho". Thiên Đế Thích nói: " Đại sĩ biết chăng? Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu ở trong đài đây trên tòa bảy báu, trong hộp bốn báu, chơn kim làm lá, ngọc phệ lưu ly lấy làm chữ. Pháp Dũng Bồ tát lấy ấn bảy báu tự tay phong ấn, chúng tôi chẳng dám tự tiện mở chỉ nhau".
Bấy giờ, Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc và nàng trưởng giả cùng cha mẹ nàng, năm trăm thị nữ, nghe lời này rồi liền lấy của đã đem theo: hương xoa, ngọc báu, áo mặc, chuỗi anh lạc, bảo tràng, phan lọng, kỹ nhạc, đèn sáng và các đồ cúng dường khác nữa, chia ra hai phần. Trước đem một phần đến chỗ Bảo đài cúng dường Bát nhã Ba la mật đa, còn lại một phần đồng đem đi tới chỗ Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát.
Đến tại chỗ rồi, đều thấy Pháp Dũng Bồ tát ngồi tòa sư tử, dại chúnng vây quanh, liền đem hương hoa, bảo tràng, phan lọng, áo mặc, chuỗi anh lạc, kỹ nhạc, đèn sáng và các ngọc báu thảy rải thành hàng cúng dường Sư thuyết pháp này và chỗ thuyết pháp. Vì sức oai thần Pháp Dũng Bồ tát nên tức khiến các thứ diệu hoa rải cúng kia ở giữa không trung nơi trên đầu, bỗng nhiên hiệp làm một đài diệu hoa, các báu trang nghiêm rất nên ưa muốn. Lại khiến các thứ diệu hương rải cúng kia ở giữa hư không tụ trên đài hoa, bỗng nhiên hiệp thành một lọng diệu hương, các món ngọc báu mà làm trau dồi. Lại khiến các áo diệu bảo, cũng dùng các báu dồi lẫn trang nghiêm. Còn những bảo tràng, phan lọng, kỹ nhạc, đèn sáng các chuỗi ngọc anh lạc thảy rải cúng kia tự nhiên vọt lên ở bên đài trướng lọng, quanh khắp trang nghiêm khéo léo an bố.
Bồ tát Thường Khóc, nàng trưởng giả thảy thấy việc này rồi, nhảy nhót vui mừng, khác miệng đồng tiếng đều đồng khen ngợi Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát rằng: " Nay Đại sư ta rất là hiếm có, năng hiện sức đại oai thần như thế! Khi làm Bồ tát hãy năng như thế, huống được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề". Khi ấy Thường Khóc và nàng trưởng giả cùng các quyến thuộc, thâm tâm mến trọng Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, nên đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, đồng khởi nguyện này: " Chúng ta do căn lành thù thắng đây, nguyện đời đương laiquyết thành Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Chúng ta do căn lành thù thắng đây, nguyện đời đương lai khi tinh siêng tu học đạo Bồ tát, đối thâm pháp môn thông đạt không ngại, như nay Đại sư Pháp Dũng Bồ tát. Chúng ta do căn lành thù thắng đây, nguyện đời đương lai khi tinh siêng tu học đạo Bồ tát, năng đem lầu các bảy báu thượng diệu và các đồ cúng dường Bát nhã Ba la mật đa, như nay Đại sư Pháp Dũng Bồ tát. Chúng ta do căn lành thù thắng đây, nguyện đời đương lai khi tinh siêng tu học đạo Bồ tát, ở giữa đại chúng ngồi tòa sư tử, tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa nghĩa lý thẳm sâu đều không e sợ, như nay Đại sư Pháp Dũng Bồ tát. Chúng ta do căn lành thù thắng đây, nguyện đời đương lai khi tinh siêng tu học đạo Bồ tát, trọn nên Bát nhã Ba la mật đa sức phương tiện khéo léo, mau năng thành xong sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, như nay Đại sư Pháp Dũng Bồ tát. Chúng ta do căn lành thù thắng đây, nguyện đời đương lai khi tinh siêng tu học đạo Bồ tát, được thắng thần thông biến hóa tự tại, lợi ích an vui vô lượng hữu tình, như nay Đại sư Pháp Dũng Bồ tát. Bồ tát Thường Khóc và nàng trưởng giả cùng các quyến thuộc cầm các đồ cúng, cúng dường Bát nhã Ba la mật đa và Sư thuyết pháp Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, rồi đảnh lễ hai chân, chấp tay cung kính, quanh hữu ba vòng, lui đứng một phía.
Bấy giờ, Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc , cong lưng chấp tay thưa Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát rằng: " Tôi thường ưa ở chỗ thanh vắng cầu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, từng có một khi bỗng nhiên nghe không trung có tiếng bảo rằng: Ổ, thiên nam tử! Ngươi nên đi về hướng Đông, quyết định được nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Tôi nghe không trung dạy như thế rồi, vui mừng nhảy nhót, liền đi hướng Đông. Đi chưa bao lâu, sức nghĩ như vầy: Sao ta chẳng hỏi tiếng không trung kia bảo ta đi Đông, đi chừng xa gần? Tới thành ấp nào? Lại theo ai nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu? Sực nghĩ này rồi tức đứng tại chỗ, đấm ngực buồn than rầu rĩ khóc lóc, qua bảy ngày đêm chẳng từ mỏi mệt, chẳng nhớ ngủ nghỉ, chẳng nghĩ ăn uống, chẳng tưởng ngày đêm, chẳng sợ lạnh nóng; với pháp trong ngoài, tâm chẳng tán loạn. Chỉ khởi nghĩ này: Ta đến khi nào được nghe Bát nhã Ba la mật đa? Cớ sao trước ta chẳng hỏi tiếng không trung khuyên ta đi Đông, đi chừng xa gần, đến nơi chỗ nào? Lại theo ai nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu? Tôi với buồn rầu khóc lóc như thế, khi tự than hờn bỗng trước mặt tôi có tượng Phật hiện. Tượng Phật bảo rằng: " Thiện nam tử! Ngươi đem tâm mạnh mẽ tinh tiến ưa mến cung kính cầu pháp như thế, từ đây di Đông qua lượng hơn năn trăm do tuần có thành đại vương tên Cụ Diệu Hương, trong có Bồ tát tên là Pháp Dũng, thường vì vô lượng trăm ngàn hữu tình tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa. Ngươi phải theo kia được nghe Bát nhã Ba la mật đa. Lại, thiện nam tử! Pháp Dũng Bồ tát là bạn lành thanh tịnh đêm dài của ngươi, chỉ hiện dạy dẫn khen gắng vui mừng khiến ngươi mau chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Pháp Dũng Bồ tát ở đời quá khứ dùng hạnh cần khổ cầu thâm Bát nhã Ba la mật đa, cũng phương tiện như ngươi nay cầu. Ngươi nên mau đến chỗ tiện như ngươi nay cầu. Ngươi nên au đến chỗ Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát, chớ sanh nghi nan, đừng kể ngày đêm, chẳng lâu sẽ nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Khi tôi được nghe lời bảo như thế rồi, tâm sanh hớn hở vui mừng nhảy nhót, khởi suy nghĩ này: Chừng nào sẽ thấy pháp Dũng Bồ tát, theo Ngài được nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Nghe rồi bèn năng dứt hẳn các thứ hư dối phân biệt, có chỗ đắc kiến, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khi khởi nghĩ này đối tất cả pháp tức năng hiện khởi trí kiến vô chướnng. Do tri kiến đây liền được vào vô lượng tam ma địa như thế, hiện thấy chư Phật Như Lai mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa. Khi ấy, các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều đồng khen ngợi an ủi, ân cần dạy bảo dạy trao tôi rằng: Giỏi thay, giỏi thay. Thiện nam tử! Khi xưa, chúng ta khi hành đạo Bồ tát
Cũng như ngươi nay đem hạnh cần khổ cầu thâm Bát nhã Ba la mật đa, với khi cần khổ cũng như ngươi nay hiện được các tam địa như thế. Chúng ta bấy giờ được vô lượng thắng tam ma địa rốt ráo này tu rồi, mới năng thành xong Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo. Do đây năng xong tất cả Phật pháp bèn được trụ nơi bậc Bất thối chuyển.
Khi mười phương Phật rộng dạy an ủi khiến tôi vui mừng rồi bỗng nhiên biến mất. Tôi từ tam ma địa đã chứng khởi, chẳng thấy chư Phật đâu nữa, ôm lòng buồn bã, khởi suy nghĩ này: Khi nãy ta được thấy mười phương chư Phật, trước từ đâu đến, nay đi chỗ nào? Ai năng vì ta dứt nghi như vậy? Lại nghĩ thế này: Pháp Dũng Bồ tát đã lâu tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo, đã được vô lượng đà la ni môn và tam ma địa, đối các Bồ tát tự tại thần thông đã đến rốt ráo, đã từng cúng dường vô lượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, ở chỗ chư Phật phát hoằng thệ nguyện, trồng các căn lành. Ở trong đêm dài là bạn lành ta, thường nhiếp thọ ta khiến được lợi vui. Ta phải mau đến chỗ Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát hỏi khi nãy được thấy mười phương chư Phật trước từ đâu đến, nay đi chỗ nào? Kia năng vì ta dứt nghi như thế. Tôi lúc bấy giờ khởi nghĩ này rồi, mạnh mẽ tinh tiến lần đi Đông lại, thấm thoát nhiều thời mới vào thành này. Đi lần tới nữa xa thấy Đại sư ở đài bảy báu ngồi tòa Sư tử, đại chúng vây quanh mà vì thuyết pháp. Tôi ở nơi đây lần đầu tiên được diện kiến Đại sư, thân tâm vui mừng ví như Bí sô bỗng nhiên được vào tĩnh lự thứ ba, nên tôi ngày nay thỉnh thưa Đại sư, tôi trước từ đâu đến, nay đi chỗ nào? Cúi xin vì tôi nói cho chỗ đến chỗ đi của chư Phật kia, khiến tôi rõ biết. Biết rồi đời sẽ thấy chư Phật?"
Hội Thứ Nhất
Phẩm Pháp Dũng Bồ Tát
Thứ 78 – 1
Bấy giờ, Pháp Dũng Bồ tát Ma ha tát bảo Bồ tát Ma ha tát Thường Khóc rằng: Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điêu Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, sở hữu pháp thân không từ đâu đến, cũng không đi đâu. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Vì thật tánh các pháp đều chẳng động vậy.
Thiện nam tử! Chơn như các pháp không đến không đi, chẳng khá Thiên Đế Thích
Thiết. Chơn như như thế tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật , Thế Tôn.
Thiện nam tử! Pháp giới các pháp không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Pháp giới như thế tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Pháp tánh các pháp không đến không đi, chẳng khá Thiên Đế Thích
Thiết. Pháp tánh như thế tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh chẳng hư vọng không đến không đi, chẳng khá Thiên Đế Thích
Thiết. Tánh chẳng hư vọng tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh chẳng biết khác không đến không đi, chẳng kháthi thiết. Tánh chẳng biến khác tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh pháp bình đẳng không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh pháp bình đẳng tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh pháp ly sanh không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh pháp ly sanh tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh các pháp định không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh các pháp định tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh các pháp trụ không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh các pháp trụ tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Thật tế các pháp không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Thật tế các pháp tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử!Giới pháp không, không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Giới pháp hư không tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Giới pháp hư không, không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Giới pháp hư không tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh pháp vô sanh, không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh pháp vô sanh tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh pháp vô diệt không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh pháp vô diệt tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh pháp như thật không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh pháp như thật tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh pháp xa lìa không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh pháp xa lìa tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh pháp vắng lặng không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh pháp vắng lặng tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Giới vô nhiễm tịnh không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Giới vô nhiễm tịnh tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tánh các pháp không không đến không đi, chẳng khá thi thiết. Tánh pháp không tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói rộng cho đến Phật, Thế Tôn chẳng tức các pháp, chẳng lìa các pháp. Thiện nam tử! Chơn như các pháp, chơn như Như Lai một mà chẳng hai. Thiện nam tử! Chơn như Như Lai một mà chẳnng hai. Thiện nam tử! Chơn như các pháp chẳng hợp chẳng tan, chỉ có nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Thiện nam tử! Chơn như các pháp chẳng một, chẳng hai, chẳng ba, chẳng bốn, nói rộng cho đến chẳng trăm ngàn thảy. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Vì chơn như các pháp lìa số lượng vậy, tánh phi hữu vậy.
Lại nữa, Thiện nam tử! Ví như có người mùa nóng tháng sau dạo đi đồng nội, trưa nắng khát ngặt, thấy ánh nắng động lung linh, khởi nghĩ này rằng: Ta chính bấy giờ quyết định được nước. Khởi nghĩ này rồi liền bèn đi tới chỗ thấy ánh nắng, đi dần rất xa tức bôn chạy tới càng thấy xa hơn, nhiều thứ phương tiện cầu nước chẳng được.
Thiện nam tử! Nơi ý hiểu sao? Nước trong nắng này từ trong đâu, núi hang suối ao đến, nay đi chỗ nào? Đi vào biển Đông hay chảy biển Tây, biển Nam Bắc ư? Thường Khóc đáp rằng: Nước trong ánh nắng hãy chẳng thể được, huống đâu được nói có chỗ từ đến và có chỗ đi tới. Pháp Dũng Bồ tát bảo Thường Khóc rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi nói. Như người khát kia ngu si vô trí, bị nóng làm bức, thấy ánh nắng động, với trong không nước, vọng sanh tưởng nước. Nếu bảo rằng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có đến có đi cũng lại như thế, phải biết người này ngu si vô trí. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thể lấy sắc thân mà thấy. Vì lẽ Như Lai ấy, tức là pháp thân.
Thiện nam tử! Pháp thân Như Lai tức là chơn như pháp giới các pháp. Mà chơn như pháp giới đã chẳng thể nói có đến có đi, pháp thân Như Lai cũng lại như thế không đến không đi.
Lại nữa, Thiện nam tử! Ví như thầy huyễn hoặc học trò y huyễn làm các loại lính: lính voi, lính ngựa, lính xe, lính bộ và trâu dê thảy hiện có giây lát, bỗng nhiên đâu mất. Thiện nam tử! Nơi ý hiểu sao? Làm ra huyễn này từ đâu mà đến, đi tới chỗ nào? Thường Khóc đáp rằng: Việc huyễn chẳng thật, làm sao nói được có chỗ đến đi. Pháp Dũng Bồ tát bảo Thường Khóc rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi nói. Nếu kẻ chấp việc huyễn có đến đi, phải biết người kia ngu si trí. Như vậy, như vậy. Như lời ngươi nói. Nếu kẻ chấp việc huyễn có đến đi, phải biết người kia ngu si vô trí. Nếu bảo rằng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có đến có đi cũng lại như thế, phải biết người này ngu si vô trí. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thể lấy sắc thân mà thấy. Vì lẽ Như Lai ấy tức là pháp thân. Thiện nam tử! Pháp thân Như Lai tức là chơn như pháp giới các pháp, chơn như pháp giới đã chẳng thể nói có đến có đi, pháp thân Như Lai cũng lại như thế, không đến không đi.
Lại nữa, Thiện nam tử! Như trong gương thảy có các tượng hiện, các tượng như thế tạm có hoàn không. Thiện nam tử! Nơi ý hiểu sao? Tượng gương thảy này là từ đâu đến, đi tới chỗ nào? Thường Khóc đáp rằng: Các tượng chẳng thật, làm sao nói được có đến có đi. Pháp Dũng bảo Thường Khóc rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi nói. Nếu kẻ chấp các tượng có đến đi, phải biết người kia ngu si vô trí. Nếu bảo rằng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có đến có đi cũng lại như thế, phải biết người này ngu si vô trí. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thể lấy sắc thân mà thấy. Vì lẽ Như Lai tức là Pháp thân. Thiện nam tử! Pháp thân Như Lai tức là chơn như pháp giới các pháp. Chơn như pháp giới đã chẳng thể nói có đến có đi, Pháp thân Như Lai cũng lại như thế, không đến không đi.
Lại nữa, Thiện nam tử! Như trong các hang hiện các tiếng vang, các vạng như thế tạm có hoàn không. Thiện nam tử! Nơi ý hiểu sao? Tượng gương thảy này là từ đâu đến, đi tới chỗ nào? Thường Khóc đáp rằng: Các vang chẳng thật, làm sao nói được có đến có đi. Pháp Dũng Bồ tát bảo Thường Khóc rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi nói. Nếu kẻ chấp các vang có đến đi, phải biết người kia ngu si vô trí. Nếu bảo rằng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có đến có đi cũng lại như thế, phải biết người này ngu si vô trí. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thể lấy sắc thân mà thấy. Vì lẽ Như Lai tức là Pháp thân. Thiện nam tử! Pháp thân Như Lai tức là chơn như pháp giới các pháp. Chơn như pháp giới đã chẳng thể nói có đến có đi, Pháp thân Như Lai cũng lại như thế, không đến không đi.