Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấn Độ: Ngôi Già lam Cổ tự Tabo Trung tâm Phật học 1000 năm

04/09/201416:16(Xem: 14086)
Ấn Độ: Ngôi Già lam Cổ tự Tabo Trung tâm Phật học 1000 năm

Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (4)Ấn Độ: Ngôi Già lam Cổ tự

Tabo Trung tâm Phật học 1000 năm

 

Ngôi Già lam Cổ tự Tabo là một Trung tâm Phật học cổ xưa cách đây hàng nghìn năm, còn được gọi là “Ajanta của Hy Mã lạp Sơn”, tọa lạc ở khu vực khô cằn lúc hè về và đông chí lạnh ở độ cao 3.050 mét và 375 km từ Shimla, nơi thung lũng sa mạc Spiti Valley ở bang Himachal Pradesh, miền Tây Bắc Ấn Độ.

 

Khác hẳn với những ngôi Tự viện quanh vùng, thường được xây dựng trên ngọn đồi cao, ngôi Cổ tự Tabo lại nằm dưới cùng của thung lũng. Trước đây khu vực này là một phần của Tây Tạng.

 

Ngôi Già lam Cổ tự Tabo được kiến tạo vào cuối thế kỷ thứ X, năm 996, là một khu phức hợp bao gồm 9 ngôi Bảo Tháp, 23 Tháp, một văn phòng chư Tăng và một phần mở rộng bao gồm các gian nhà và phòng dành cho chư Ni. Khu vực được bao bọc bởi những bức tường âm đất với diện tích 6.300 mét vuông. Quanh khu phức hợp là những kiến trúc phong cách Tự viện bán kiên cố. Những vách đá dựng đứng bao quanh là hàng loạt các hang động làm Tăng phòng cho chư Tăng.

 

Một số hang động khắc vào vách đá và là nơi tham thiền nhập định của chư Tăng. Một số lượng lớn các bức bích họa, hiển thị trên các bức tường mô tả những câu chuyện từ các cơ sở Tự viện Phật giáo. Có rất nhiều bộ sưu tập vô giá của Tangka (tranh cuộn), bản thảo, bức tượng được bảo quản rất tốt. Những bức bích họa rộng lớn, thật hoành tráng, sống động. Bên cạnh có vài hang động với các bức họa đã mờ nhạt trên mặt đá.

 

Ông Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh cho biết: “Tôi đã đệ trình lên ngài Manmohan Singh, cựu Thủ tướng Ấn Độ, đề xuất việc giúp duy trì và mở rộng Trung tâm nghiên cứu Phật học. Khoảng 30 mẫu đất tại Mohal Dhaang Chummi đã quy hoạch cho Trung tâm.

 

Vùng đất chuyển giao cho Bộ Công đoàn Văn hóa để xây dựng Trung tâm Phật học. Toàn bộ chi phí sẽ được Chính phủ Ấn Độ tài trợ, ước tính dự án với tổng kinh phí Rs.45 triệu rupee”.

 

Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh nói với IANS, Trung tâm Phật học này không chỉ thu hút các học giả Ấn Độ, mà còn thu hút học giả khắp nơi trên thế giới.

 

Theo điều tra của các nhà khảo cổ học Ấn Độ, Ngôi Già lam Cổ tự Tabo là một trong những khu phức hợp Tự viện lớn nhất ở Ấn Độ, với một số hang động và cấu trúc đương đại. Nó thu hút hàng nghìn học giả và các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới. Đây là một trong những nơi thu hút du khách hành hương du lịch ở Ấn Độ sau Bồ Đề Đạo tràng, Lâm Tỳ Ni viên. . .

 

Vì nhu cầu giáo dục cho thanh thiếu niên học sinh nghèo trong vùng, chư tôn đức Tăng già ngôi Già lam Cổ tự Tabo đã xây dựng Trường Serkong vào ngày 29 tháng 05 năm 1999. Ngôi trường miền núi thu nhận được 274 trẻ em ở độ từ 05 đến 14 tuổi. Trường bố trí cho các lớp một đến lớp 8, các môn học gồm các ngôn ngữ khác nhau: Tiếng Anh, tiếng Hin-ddi và Bhoti (Tây Tạng) . . .

 

Thích Vân Phong

Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (1)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (2)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (3)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (4)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (5)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (6)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (7)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (8)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (9)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (10)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2018(Xem: 13085)
Giới thiệu Hoa Văn Phật Giáo , Nam Mô A Di Đà Phật, Công Ty Âu Gia Phát, xin gửi lời chúc an lạc đến Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử gần xa, chúng con xin giới thiệu đến quý Chùa về sản phẩm hoa văn, phù điêu bằng các chất liệu : nhựa nhẹ Compusit, bằng xi măng , gỗ , đồng...., là nơi tạo vẽ đẹp tâm linh cho các ngôi chùa , quý Ngài có nhu cầu, xin hoan hỷ liên hệ: Minh Hậu, số phone :0909385056, Email: augiaphat7777@gmail.com ; (chúng con sẽ tư vấn trực tiếp), kèm đây là sản phẩm do công ty thực hiện, xin thành tâm tri ân quý Ngài. Nam Mô A Di Đà Phật.
15/12/2017(Xem: 75559)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 118550)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
06/09/2014(Xem: 15764)
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).
22/08/2014(Xem: 10115)
Chùa Thiên Niên (Hà Nội), hay còn gọi là chùa Trích Sài nằm ngay sát bờ hồ Tây, thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Chùa xuất hiện từ thời Lý Nam Đế (544 - 548). Chùa đã được bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá Các tác phẩm ảnh về những ngôi chùa, đình, đền nổi tiếng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Sài Gòn.. được đưa ra triển lãm nhân dịp Phật đản Liên hợp quốc hồi đầu tháng 5.
22/08/2014(Xem: 18696)
Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
04/08/2014(Xem: 7779)
Có hàng ngàn ngôi Tự viện Phật giáo được xây dựng trên mảnh đất Đông Nam Á, mỗi công trình tâm linh đều có nét tuyệt mỹ, vẻ đẹp kỳ diệu riêng của nó. Hiện bình chọn có 17 ngôi chùa nổi tiếng Đông Nam Á là một trong những hình ảnh đẹp nhất.
19/07/2014(Xem: 17695)
Chùa Việt Nam Hải Ngoại (tập 1) của tác giả nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường & Đạo hữu Từ Hiếu Côn (Giám đốc nhà XB Hương Quê, Hoa Kỳ), đây là tác phẩm đầu tiên viết về ngôi chùa VN tại hải ngoại (Á Châu, Âu Châu, Úc Châu & Mỹ Châu), sách được dịch ra 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Hoa và Nhật. Tập 1 giới thiệu 72 ngôi chùa, và sẽ tiếp tục in tập 2.
22/03/2014(Xem: 8725)
Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.
20/03/2014(Xem: 11238)
Cách nay hơn 300 năm, trong khoảng từ năm 1683 đến 1693, một vị Thiền sư từ Trung Hoa đến đất Thuận Hóa, tại núi Hoàng Long mà hiện nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế; dựng thảo am để tu hành và hoằng đạo, đó chính là ngài Minh Hoằng Tử Dung, tổ sư khai sơn và chùa được gọi là Ấn Tôn tự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567