Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo diễn 'Tây Du Ký' kể về các tài tử đóng Đường Tăng

14/05/201020:46(Xem: 10553)
Đạo diễn 'Tây Du Ký' kể về các tài tử đóng Đường Tăng

Đạo diễn 'Tây Du Ký' kể về các tài tử đóng Đường Tăng

Trước Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thụy, vai Đường Tăng được giao cho Uông Việt. Tài tử đã lên chùa trải nghiệm cuộc sống nơi cửa Phật nhưng phải về sớm vì không chịu được muỗi cắn. Tờ Hsb mới đây đăng bài viết về đạo diễn Dương Khiết cùng những trăn trở của bà trong thời gian làm phim Tây Du Ký, qua đó tiết lộ thêm về nhân vật Đường Tăng cùng những diễn viên thể hiện vai này. Vì nhiều lý do, diễn viên đóng Đường Tăng nhiều lần được thay đổi. Khán giả quen thuộc với hai diễn viên Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thụy nhưng người đầu tiên lọt vào mắt xanh đạo diễn và thể hiện vai này là Uông Việt (sinh năm 1955).

u2-3599-1396857840.jpg

Đường Tăng qua thể hiện của Uông Việt.


Trước khi nhập vai, Dương Khiết yêu cầu Uông Việt tới chùa Pháp Nguyên ở Bắc Kinh, tìm hiểu lối sống nơi cửa Phật. Uông Việt cạo trọc đầu, mặc tăng y, thể nghiệm cuộc sống ở đây.

Đạo diễn họ Dương kể lại câu chuyện hài hước về Uông Việt: "Ở chùa 10 ngày, cậu ấy trở về. Phó đạo diễn rất không hài lòng, phê bình Uông Việt không chịu khó, và gọi là kẻ bỏ trốn. Uông Việt cảm thấy oan uổng, nói với tôi rằng: 'Em không chịu nổi muỗi cắn. Chúng không chỉ chích người mà còn chích trên đầu đến trọc tóc. Các hòa thượng không cho đánh muỗi, bảo là không được sát sinh".

Dương Khiết cho biết, Uông Việt đóng các phần Họa khởi Quan Âm Viện, Ăn trộm nhân sâm, Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh... và đều khiến mọi người vừa ý. Nhưng sau đó vì muốn tham gia một sản phẩm điện ảnh, Uông Việt rời đoàn làm phim. Sau này, ông về làm giảng viên Học viện Hý khúc Trung Quốc.

Từ Thiếu Hoa được chọn thay thế. Rất được yêu thích song Thiếu Hoa phải đi học nên lại ra đi. Rồi đến người thứ ba là Trì Trọng Thụy. Dương Khiết kể về kỷ niệm lần đầu gặp tài tử: "Hôm đó tôi và thư ký trường quay Vu Hồng (sau này thành vợ của Lục Tiểu Linh Đồng) cùng xuống cầu thang khi trời nhá nhem. Một người đàn ông lên lầu, bước qua tôi. Trong khoảnh khắc nhập nhoạng đó, tôi vẫn nhận ra vẻ khôi ngô và khí chất của người vừa đi ngang mình. Tôi vội gọi: 'Này cậu, đứng lại'. Cậu ấy giật mình, quay về phía tôi. Tôi nhìn rõ hơn vẻ cao nhã của cậu ấy. Và Trọng Thụy trở thành người thứ ba đóng Đường Tăng".

Nữ đạo diễn nói thêm, thực ra có tới sáu người đóng Đường Tăng trong Tây Du Ký, lần lượt qua các thời kỳ từ khi nhà sư còn là cậu bé vừa chào đời, tới lúc làm tiểu hòa thượng cho đến khi thỉnh kinh trở về.

ba-8643-1396857840.jpg

Từ trái sang: Trì Trọng Thụy, Uông Việt, Từ Thiếu Hoa - ba diễn viên đóng Đường Tăng.


Đường Tăng là nhân vật khiến Dương Khiết trăn trở. Đạo diễn kể lại rằng, trước khi quay Tây Du Ký, bà tới tìm Triệu Phác Sơ (1907-2000) - cựu Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc - để nhờ viết lời tựa đầu phim. Tuy nhiên cụ Triệu Phác Sơ từ chối.

"Ông Triệu Phác Sơ cho rằng tiểu thuyết Tây Du Kýmiêu tả lệch lạc hình tượng Đường Tăng. Ông chân thành đóng góp ý kiến rằng, chúng tôi làm phim nên nhìn nhận lại điều này... Đường Tăng - Đường Huyền Trang - là con người có thật trong lịch sử. Ngài có cống hiến to lớn cho giới Phật giáo. Nhưng trong Tây Du Kýcủa Ngô Thừa Ân, để làm nổi bật Tôn Ngộ Không, tác giả đôi lúc hạ thấp Đường Tăng một chút. Dưới ngòi bút, Đường Tăng yếu đuối, không phân biệt được người và yêu, lại hay rơi nước mắt. Ông mấy lần niệm chú khiến Ngộ Không đau đớn, rồi đuổi Ngộ Không đi. Những miêu tả đó khiến trẻ con không thích Đường Tăng. Hồi nhỏ, khi đọc Tây Du Ký, tôi cũng không thích nhân vật này. Để làm phim, tôi nghiền ngẫm lại cuốn tiểu thuyết và dùng góc nhìn của một người cải biên để phân tích, tìm tòi làm thế nào tái hiện chân thực hơn nhân vật Đường Tăng".

k-8349-1396857840.jpg

Đạo diễn Dương Khiết.


Nữ đạo diễn chia sẻ thêm, bà cố gắng đưa thêm tình tiết về Đường Tăng mà trong tiểu thuyết không có, để khắc họa ý chí và sự gan dạ của vị cao tăng. Trong suy nghĩ của Dương Khiết, Đường Tăng có vẻ ngoài anh tuấn điềm nhiên, đĩnh đạc nho nhã, khiến yêu tinh nữ muốn có được ngài còn yêu tinh nam chỉ muốn ăn thịt ngài.

Tây Du Kýlà tác phẩm có sức sống bền bỉ hiếm có trong lịch sử phim truyền hình Trung Quốc, các diễn viên chính tham gia phim cũng trở thành những cái tên khó phai trong lòng khán giả. Diễn viên đóng Tôn Ngộ Không - Lục Tiểu Linh Đồng - mới đây có chuyến thăm Việt Nam. Tại những nơi đi qua, Lục Tiểu Linh Đồng luôn nhận được tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ ở đủ tầng lớp, lứa tuổi.

Hải Lan


'Tây du ký' và nghị lực
của đạo diễn Dương Khiết

Với "Tây du ký", Dương Khiết thể hiện trọn vẹn bản lĩnh của nhà làm phim nữ trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.

Dương Khiết sinh năm 1929 ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Bà kết hôn với nhà quay phim của Tây du kýlà Vương Sùng Thu. Năm 2012, nhân dịp xuất bản cuốn sách Đường đi ở phương nào?, đạo diễn Dương Khiết cùng chồng trả lời phỏng vấn trên Hsw, kể một số câu chuyện thời quay phim Tây du ký. Khi trả lời, Vương Sùng Thu gọi vợ là “Đạo diễn Dương” còn Dương Khiết (lúc đó 83 tuổi), gọi chồng là “Ông Vương”.

Cơ hội vàng làm phim Tây du ký

Dương Khiết đam mê tác phẩm văn học cổ điển từ nhỏ. Bà đọc Tây du kýlần đầu năm lên tám. Lúc đó, cô bé Dương Khiết đã đọc xong Hồng lâu mộngvà thuộc nhiều đoạn về Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm. Bố của Dương Khiết yêu cầu con gái đọc sách về cách mạng, không cho đọc tiểu thuyết. Bàn đọc của bố và của Dương Khiết đối diện nhau. Lúc bố cặm cụi viết lách, Dương Khiết lén đọc tiểu thuyết mình thích. Cứ như vậy, cô bé đọc hết tứ đại danh tác với bao lần rớt nước mắt vì Lâm Đại Ngọc. Trước câu hỏi: “Nếu được chọn, bà sẽ quay Hồng lâu mộnghay Tây du ký, nữ đạo diễn khẳng định: “Tôi nhất định làm Hồng lâu mộng. Nhưng mà hồi đó được làm phim truyền hình là đã mãn nguyện rồi”.

d3-1375784057_500x0.jpg
Nữ đạo diễn thế hệ đầu tiên Trung Quốc - Dương Khiết.

Hồi nhỏ, Dương Khiết không đến trường, bà được bố dạy học. Bà cũng không được theo học một trường lớp chính quy nào về làm phim. Qua quá trình mày mò tự học, bà học hết tài liệu của Học viện Điện ảnh.

Đầu thập niên 1980, phim truyền hình còn là thứ xa xỉ, lạ lẫm đối với người Trung Quốc. Lúc bấy giờ, Dương Khiết là đạo diễn bộ môn nghệ thuật Hý khúc. Một hôm, bà nói với chủ nhiệm Ban Văn nghệ dài truyền hình Trung ương về ý muốn làm phim truyền hình, vị này nói: “Cô muốn dựng phim truyền hình? Thôi, cứ để các đạo diễn có chuyên môn làm đi”.

Tuy nhiên đến tháng 11/1981, lãnh đạo cấp cao đài truyền hình bất ngờ nói với đạo diễn: “Dương Khiết, nếu để cô quay Tây du ký, cô dám nhận không?”.

Dương Khiết rất bất ngờ trước lời đề nghị đột ngột nhưng hiểu rõ ý nghĩa công việc, bà nhận trách nhiệm này. Lúc đó, Nhật Bản đã làm phim Tây du ký, lãnh đạo đài nói chỉ cần làm hay hơn Nhật Bản là tốt rồi. Dương Khiết rắn rỏi đáp: “Lãnh đạo, yêu cầu của anh thấp quá”.

Quá trình làm phim và bản lĩnh của nữ đạo diễn

Sức khỏe của Dương Khiết không tốt. Từ năm 24 tuổi, bà đã phải làm phẫu thuật vì mắc bệnh về phổi. Tuy nhiên khi làm việc, Dương Khiết quên mình. Những điều đã nói bà quyết định làm cho được.

d2-1375784058_500x0.jpg
Đoàn làm phim Tây du ký.


Vương Sùng Thu nhận xét vợ ông là một đạo diễn nghiêm khắc: "Sáu năm quay phim, người trong đoàn nhiều vô kể. Nếu bà ấy không nghiêm khắc, làm sao quản lý nổi cả đoàn”. “Để đóng Tây du ký, đoàn đi khắp mọi miền non nước của tổ quốc. Du lịch lúc đó đâu có như bây giờ, có nơi còn không có nhà nghỉ. Lúc đến núi Thanh Thành, chúng tôi ở một nơi xứng đáng gọi là khu ổ chuột. Chuột ở đấy nhiều lắm, mỗi ngày mọi người đều phải nghe tiếng chuột rục rịch…". Nhà quay phim giải thích, mục đích tới nhiều nơi lấy cảnh quay là để những địa danh nổi tiếng Trung Quốc hòa quyện cùng Tây du ký. Nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, có người nói với lãnh đạo Đài truyền hình: “Đoàn phim Tây du kýlợi dụng cơ hội đi ngao du hưởng thụ khắp nơi”.

Ông Vương Sùng Thu kể thêm, hồi đó có đồng nghiệp nghĩ theo đoàn làm phim được du ngoạn nhiều liền chủ động xin làm chân chiếu sáng. Nhưng theo được vài ngày, người này không chịu nổi phải đi về.

d5-1375785304_500x0.jpg
Vợ chồng đạo diễn Dương Khiết.


Trong đoàn làm phim, người tranh luận nhiều nhất với Dương Khiết là Vương Sùng Thu. Có lúc hai người tranh cãi đến đỏ mặt tía tai. “Tranh cãi kịch liệt đến mấy, cuối cùng tôi cũng phải phục tùng đạo diễn”. Nói đến đây, ông Sùng Thu cười thật to còn bà Dương Khiết nói: “Có lúc tôi rất ghê gớm. Đã quyết định rồi thì không gì thay đổi được. Những lúc tranh cãi đều là ông ấy đuối lý. Lão Vương có lúc cũng đóng góp nhiều ý kiến hay và tôi tiếp thu. Còn nếu ý kiến của ông ấy mâu thuẫn với tổng thể phim mà tôi vạch ra, tôi sẽ không đồng ý. Cuối cùng thì ông ấy cũng phải nghe tôi”.

"Ở trường quay, nhà quay phim phải nghe đạo diễn, thế còn ở nhà ai nghe ai?", Vương Sùng Thu đáp: “Ở nhà vẫn phải nghe bà ấy, chẳng có cách nào khác”, ông lại cười lớn.

Sáu năm làm phim, đoàn Tây du kýkhông có một ngày nghỉ. Để vỗ về, an ủi mọi người, Dương Khiết quản lý cả đoàn theo cách người nhà cư xử với nhau. Bà tổ chức sinh nhật cho nhân viên, cùng mọi người đón lễ tết… Những lúc nghỉ ngơi, bà cố sắp xếp để mọi người được thảnh thơi, nhẹ nhõm. Hành lý của cả đoàn chất trên 7 - 8 chiếc ôtô, mỗi lần đến địa điểm mới, Dương Khiết cùng tất cả nhân viên tự chất đồ, bê đồ, không phân biệt cao thấp… “Hồi đó tinh thần phấn chấn, vui vẻ, ai nấy theo đuổi nghề nghiệp một cách vô tư, kiên trì, say mê. Không giống diễn viên bây giờ, ra đến cửa là có vệ sĩ, trợ lý. Nếu bây giờ bảo một diễn viên ở trong đoàn làm phim sáu năm, có lẽ không ai dám nghĩ đến”, ông Vương Sùng Thu nói.

Dương Khiết (giữa) và Vương Sùng Thu (bìa trái) bàn cảnh quay với Lục Tiểu Linh Đồng.
Dương Khiết (giữa) và Vương Sùng Thu (bìa trái) bàn cảnh quay với Lục Tiểu Linh Đồng - một trong những bức ảnh hiếm hoi về thời làm Tây du kýmà Dương Khiết giữ lại được.


Vấn đề quản lý tiền bạc đặc biệt quan trọng. Tất cả chi tiêu đều được yêu cầu trình bày rõ ràng. Đạo diễn Dương Khiết nhiều lần mâu thuẫn với chủ nhiệm sản xuất. Cách suy nghĩ vấn đề của các chủ nhiệm không giống của đạo diễn.

Dương Khiết yêu cầu cao cả về nội dung và nghệ thuật, bà không muốn vì tiết kiệm tiền mà ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Trong khi đó chủ nhiệm sản xuất chủ trương tiết kiệm triệt để. Trong một cảnh cháy chùa, đạo diễn muốn đốt cháy cả mô hình chùa lớn còn chủ nhiệm sản xuất muốn đốt... giấy. Cãi nhau lên xuống, lãnh đạo đài quyết định để Dương Khiết kiêm luôn công việc chịu trách nhiệm sản xuất.

Lúc đóng Tây du ký, điều làm Dương Khiết cảm thấy khó khăn nhất là khâu kỹ xảo. Thời đó, phương thức chế tác phim còn thô sơ, lạc hậu.

Những trăn trở khôn nguôi

Nữ đạo diễn không giữ nhiều ảnh thời làm phim để làm kỷ niệm cho mình. “Lúc đó chúng tôi có một nhân viên chuyên chụp ảnh. Sau đó anh ta rời khỏi đoàn, mang theo ảnh của chúng tôi. Tôi chẳng giữ được mấy tấm”, bà nói với giọng tiếc nuối.

Hiện nay vẫn có nhiều đoàn làm phim dựng lại Tây du ký. Dương Khiết cho biết bà không quá quan tâm đến điều này. “Tôi xem bản Tây du ký của Trương Kỷ Trung. Hồi đóng phim này, Lục Tiểu Linh Đồng và Trương Kỷ Trung cãi nhau rất kịch liệt vì nhiều vấn đề xoay quanh nội dung phim. Tác giả nguyên tác qua đời, tôi cũng không có quyền khuyên bảo người khác, can thiệp công việc của người khác. 100 đạo diễn làm Tây du kýthì có 100 bản khác nhau. Cách nhìn nhận duy nhất của tôi là, danh tác cổ điển là tinh hoa văn hóa, chúng ta cần thận trọng khi xử lý tác phẩm. Đừng sửa bừa bãi, đừng thêm nội dung một cách thiếu căn cứ”.

Những năm gần đây, Dương Khiết hạn chế trả lời phỏng vấn báo chí. “Điều đáng nói nhất về đoàn Tây du kýlà, ở thời đó, những người làm phim không sợ khó, chẳng sợ khổ, ai ai cũng có tinh thần xả thân vì phim. Còn những thứ khác đã nói nhiều quá rồi, không cần nhắc lại nữa”.

d-1375784059_500x0.jpg
Bìa cuốn hồi ký Đường đi ở phương nào?của đạo diễn Dương Khiết.

Hơn 25 năm qua, Tây du ký chưa bao giờ khiến người xem nhàm chán. Có diễn viên gắn liền tên tuổi với tác phẩm này, trong đó tiêu biểu nhất là Lục Tiểu Linh Đồng. “Linh Đồng từng nói muốn vượt qua ảnh hưởng của nhân vật Tôn Ngộ Không nhưng không có cách nào khác. Linh Đồng không thể thoát nổi. Tôn Ngộ Không đã ngấm vào máu thịt ông ấy”, Dương Khiết bình luận.

Hiện nay nữ đạo diễn chuyên tâm viết sách. Cuốn sách xuất bản năm 2012 có tên Đường đi ở phương nào?(cùng tên bài hát chủ đề phim Tây du ký). Cuốn tự truyện tiếp theo (chưa xuất bản) có tên ban đầu là “80 năm sóng gió”. Dương Khiết vốn chỉ định in 50 cuốn tặng những người thân thiết nhất. Sau đó có đại diện nhà xuất bản tìm đến, mong được ấn hành sách rộng rãi.

Hải Lan

'Tây du ký' được phát lại hơn 2.000 lần ở Trung Quốc

Những phim cũ như 'Tây du ký', 'Hoàn Châu cách cách', 'Anh hùng xạ điêu'... dẫn đầu về số lần phát sóng trên truyền hình Trung Quốc.

Ifengmới đây dẫn kết quả thống kê về những phim dài tập được phát lại nhiều nhất ở Trung Quốc. Ra mắt vào năm 1986, đến nay, Tây du kýđã được phát đi phát lại hơn 2.000 lần.

ki1-jpg-1361258197-1361259363_500x0.jpg
Tây du kýbản 1986 chinh phục nhiều thế hệ khán giả. Ảnh:Sina.


Tuy nhiên kỷ lục được phát lại nhiều nhất thuộc về Drawing Sword(tên tiếng Trung Lượng kiếm), phim về đề tài chiến tranh sản xuất năm 2005. Bộ phim dài 30 tập này được các nhà đài phát đến hơn 3.000 lần.

Các bộ phim khác trong top 10 là Hoàn Châu cách cách, Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ, Cừu vui vẻ và sói xám(phim hoạt hình), Ngôi nhà hạnh phúc(phim Hàn Quốc), Võ lâm ngoại truyện, Hoàng tử ếch, Anh hùng xạ điêu(bản Hoàng Nhật Hoa, Ông Mỹ Linh) và Home with Kids(phim về đề tài thiếu nhi sản xuất năm 2004, tên tiếng Trung là Gia hữu nhi nữ).

Việc Tây du ký, Hoàn Châu cách cách... được chiếu nhiều lần chứng tỏ sức hấp dẫn lâu bền của những tác phẩm này. Có ý kiến cho rằng điều này phản ánh một thực trạng khác: Trung Quốc đang thiếu những tác phẩm truyền hình mới thực sự hấp dẫn, có sức sống lâu bền. Năm 2012, duy nhất phim Chân Hoàn truyệnđược ca ngợi ở tính nghệ thuật và thành công về tỷ lệ người xem. Chân Hoàn truyệncũng là bộ phim được phát lại nhiều ở Trung Quốc trong năm qua. Đây được dự báo là tác phẩm tiếp theo có mặt trong danh sách những phim truyền hình được phát lại nhiều nhất.

Hải Lan

Những câu chuyện
qua ảnh trên trường quay 'Tây Du Ký'

Trong hoàn cảnh thiếu thốn, thành viên đoàn làm phim "Tây Du Ký" bản 1986 vẫn cho thấy sự lạc quan, gắn bó qua những câu nói, hành động đời thường.
t1-4613-1396858914.jpg

Ngộ Không tạo dáng "xì tin" trên ca nô, cùng đạo diễn Dương Khiết (người cầm quạt) và thầy trò Đường Tăng. Dương Khiết là người đóng góp công sức lớn vào thành công của Tây Du Ký. Ngoài sự nghiêm khắc, tinh tường trong chỉ đạo, bà quan tâm tới đời sống diễn viên. Thời đóng Tây Du Ký, mỗi thành viên được cấp phần ăn với mức tiền cố định. Tới những nơi vật giá đắt đỏ, nhiều thành viên nam ăn không đủ no. Đạo diễn từng móc tiền túi mua thêm đồ ăn cho nhân viên trong đoàn.

úc đóng Tây du ký, điều làm Dương Khiết cảm thấy khó khăn nhất là khâu kỹ xảo. Thời đó, phương thức chế tác phim còn thô sơ, lạc hậu.

Lúc đóng Tây Du Ký, điều làm Dương Khiết cảm thấy khó khăn nhất là khâu kỹ xảo. Thời đó, phương thức chế tác phim còn thô sơ, lạc hậu. Tuy vậy, khi ra mắt, hiệu ứng hình ảnh trong phim khiến người xem thích thú. Trong ảnh, Ngộ Không thực hiện một cảnh bật lên nhờ lò xo.

t3-4637-1396864371.jpg

Bát Giới (Mã Đức Hoa đóng) quay hình cho sư huynh.

t10-7363-1396864371.jpg

Bát Giới cõng người đẹp.

t5-6251-1396864371.jpg

Bát Giới xoa đầu trọc của sư phụ...

t4-3010-1396864371.jpg

... Còn sư phụ quan tâm tới bụng tròn của Bát Giới.

t6-7652-1396864372.jpg

Lúc mới vào đoàn, Lục Tiểu Linh Đồng thường đánh vào đầu bạn diễn, đến nỗi nhiều người không muốn đóng cảnh tay đôi với "Ngộ Không". Đạo diễn rất bực mình, sau đó bà phát hiện những lúc múa võ một mình, nam diễn viên làm rất tốt. Hóa ra Lục Tiểu Linh Đồng bị cận thị nhưng không thích đeo kính áp tròng vì đeo vào gây cảm giác khó chịu.

a6-9743-1396864372.jpg

Trẻ nhỏ luôn thích thú được nhìn ngắm, chụp ảnh cùng diễn viên.

t7-4097-1396864372.jpg

Đoàn làm phim luôn thu hút chú ý của người dân địa phương ở mỗi điểm dừng chân.

hai1-6287-1396864372.jpg

Khi đóng Hồng Hài Nhi, Triệu Hân Bồi còn là một cậu bé. Đạo diễn yêu cầu Hân Bồi không mặc quần, khiến cậu rất e thẹn. Vì thế, mỗi khi đóng xong một cảnh quay, Hân Bồi ngay lập tức đi lấy quần mặc vào.

t13-2573-1396864372.jpg

Khi thấy diễn viên đóng Trư Bát Giới chơi với rắn, "Sa Tăng" nói: "Nhị sư huynh, cẩn thận đấy, không đùa được đâu, cẩn thận bị rắn cắn đấy". Còn Lục Tiểu Linh Đồng thì nói: "Trò gì thế, hay nhỉ, cho tớ chơi với, Bát Giới để anh chơi chút".

a-4630-1396864373.jpg

Ngoài sự vui nhộn, trường quay Tây Du Kýcũng lắm hiểm nguy. Để tìm cảnh phù hợp nội dung phim, đạo diễn Dương Khiết cùng cả đoàn tới nhiều vùng hiểm trở ở Tây Tạng, Thanh Hải, Ninh Hạ, Hồ Bắc... Trong ảnh, bốn thầy trò Đường Tăng điềm nhiên đi qua thác nước nhưng dưới chân, đá rất trơn, chỉ sơ ý là trượt chân ngã.

a4-2688-1396864373.jpg

Đoàn phim làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

Hải Lan

vnexpress.net

Lục Tiểu Linh Đồng
một đời gắn liền với 'Tây du ký'

Trong đời diễn xuất, Tiểu Linh Đồng được nhớ đến nhiều nhất với vai Tôn Ngộ Không. Trong cuộc sống gia đình, hình ảnh Lão Tôn hiện diện như người bạn tinh thần với cả ông và người bạn đời.


Lục Tiểu Linh Đồng tên thật là Chương Kim Lai, sinh năm 1959 ở Thượng Hải. Linh Đồng lớn lên trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố ông là Lục Linh Đồng (tên thật Chương Tông Nghĩa), nhà nghệ thuật nổi tiếng Trung Quốc.

k8-4750-1380709497.jpg
Hình ảnh lém lỉnh của Lão Tôn.


Lục Tiểu Linh Đồng đóng khoảng 20 phim điện ảnh, truyền hình. Nhắc đến ông, khán giả thường nghĩ đến Tôn Ngộ Không trong Tây du kýbản 1986. Mỹ Hầu Vương qua thể hiện của Tiểu Linh Đồng không những là vai để đời trong sự nghiệp của nam diễn viên mà còn là nhân vật còn mãi với thời gian trong lịch sử phim truyền hình Trung Quốc.

Được đóng Tôn Ngộ Không nhờ bố

Đạo diễn Dương Khiết mất nhiều thời gian đi tìm người đóng Ngộ Không - linh hồn của tác phẩm. Bà gặp và phỏng vấn nhiều diễn viên, từ diễn viên võ thuật đến nghệ sĩ sân khấu. Diễn viên võ thuật có thể mô phỏng tốt điệu bộ của khỉ như bà yêu cầu song kỹ năng diễn xuất yếu. Nghệ sĩ sân khấu lại bày tỏ không quen đóng phim truyền hình…

Cuối cùng, Dương Khiết gọi điện cho Lục Linh Đồng, nhờ ông giới thiệu người. Lục Linh Đồng nói ông có một lớp học viên, giỏi võ, tha hồ cho đạo diễn lựa chọn.
Dương Khiết khấp khởi mừng thầm, đi xe khách đến nhà gặp Lục Linh Đồng. Nghệ sĩ họ Lục đến đón đạo diễn ở bến xe, đi cùng ông là con trai - Tiểu Linh Đồng. Vừa gặp mặt, Lục Linh Đồng giới thiệu: “Đây là con trai tôi”. Đạo diễn không mấy để ý đến chàng thanh niên này.

dong1-4523-1380709497.jpg
Hai bố con Lục Linh Đồng (trái) và Lục Tiểu Linh Đồng.


Hai bố con đưa đạo diễn về nhà. Trong buổi nói chuyện, Lục Linh Đồng không ít lần ngầm tiến cử Tiểu Linh Đồng cho Dương Khiết song bà chưa hiểu ý, liên tục đòi tới gặp các học viên. Nghệ sĩ không vội vã, tiếp tục đề cử con trai.

Đạo diễn Dương Khiết đành nhìn kỹ chàng thanh niên. Bà nói: “Cậu ấy hơi cao”. Bố Tiểu Linh Đồng nói: “Không sao, khỉ đi khom xuống sẽ thấp”. Dương Khiết lại hỏi năng lực biểu diễn của Tiểu Linh Đồng, người bố khẳng định con trai đủ khả năng. Đạo diễn ngần ngại, bà nói phải hỏi ý kiến cấp trên.

Được bố chỉ bảo nhiều trong thời gian chờ ra mắt người xét duyệt nên khi diễn thử, Tiểu Linh Đồng được đánh giá cao. Ba tháng sau đó, anh vào đoàn Tây du ký. Lúc này, Dương Khiết thấy ở chàng trai có sự tiến bộ rõ rệt.

"Tây du ký" ngấm vào máu thịt

Đạo diễn Dương Khiết có lần nói về Lục Tiểu Linh Đồng: “Ông ấy từng nói muốn vượt qua ảnh hưởng của nhân vật Tôn Ngộ Không nhưng không có cách nào khác. Tiểu Linh Đồng không thể thoát nổi. Tôn Ngộ Không đã ngấm vào máu thịt ông ấy”. Gần 30 năm sau Tây du ký, nam diễn viên không thôi trăn trở về giấc mơ tiếp tục hóa thân Ngộ Không, bảo vệ hình ảnh Ngộ Không.

k1-8760-1380709497.jpg
Tôn Ngộ Không trong Tây du kýbản 1986.


Năm 2010, trong chuyến thăm Việt Nam, diễn viên chia sẻ khi trò chuyện trực tuyến với độc giả VnExpressrằng, đóng Ngộ Không là hạnh phúc lớn nhất đời ông. Diễn viên kỳ cựu mong muốn gắn bó với hình ảnh lão Tôn suốt kiếp này và cả kiếp sau. Năm 2012, Tiểu Linh Đồng tiết lộ ý định thực hiện Tây du kýbản 3D.

Ngoài các dự án phim ảnh, Tiểu Linh Đồng từng kêu gọi xây dựng công viên Tây du ký. Ông nói: “Trung Quốc đã có tới hai công viên Disney, vậy tại sao lại không xây dựng công viên có chủ đề Tây du ký?”.

Lục Tiểu Linh Đồng phản đối các nhà làm phim bóp méo nội dung tiểu thuyết Tây du ký. Khi đạo diễn Trương Kỷ Trung làm bản mới, Tiểu Linh Đồng và Trương Kỷ Trung cãi nhau kịch liệt vì nhiều vấn đề xoay quanh nội dung phim.

khong-7233-1380709497.jpg
Tôn Ngộ Không trong Tây du ký: Mối tình ngoại truyện.


Hồi đầu năm, phim Tây du ký: Mối tình ngoại truyệncủa Châu Tinh Trì ra mắt. Sản phẩm hài của Tinh Trì nhận nhiều ý kiến trái chiều. Có người khen Vua hài sáng tạo, có người chê phim nhiều cảnh bạo lực với hình ảnh Tôn Ngộ Không lùn, xấu xí và có phần tàn nhẫn. Tiểu Linh Đồng không bình luận nhiều, chỉ nói: "Những sản phẩm liên quan đến tiểu thuyết Tây du kýnên tôn trọng tinh thần nguyên tác, phát huy tính chân - thiện - mỹ trong tác phẩm, đừng làm méo mó nội dung của Tây du ký". Diễn viên 54 tuổi nói thêm, ông thường bị trẻ nhỏ hỏi: “Tôn Ngộ Không có mấy bạn gái?”. Mỗi lần nghe câu hỏi đó, Tiểu Linh Đồng đều cảm thấy đau lòng.

Tiểu Linh Đồng yêu Tôn Ngộ Không và coi đó như hình ảnh đại diện của mình. Năm 1994, ông thành lập công ty sản xuất phim, phát hành sản phẩm văn hóa. Công ty lấy logo là hình ảnh Tôn Ngộ Không của Tiểu Linh Đồng với tiêu chí cũng liên quan đến chú khỉ: “Phát huy tinh thần Hầu vương, không ngừng sáng tạo, đi lên”.

k-6877-1380709497.jpg
Logo "Lục Tiểu Linh Đồng".

Để bảo vệ hình ảnh Lão Tôn của mình, Lục Tiểu Linh Đồng có lúc nhờ đến pháp luật. Cách đây vài tháng, Ông kiện một công ty, đòi đền bù, xin lỗi vì tung trò chơi sử dụng hình ảnh giống Tôn Ngộ Không mà ông thể hiện. Trong phiên sơ thẩm, Tiểu Linh Đồng thua kiện.

Tình yêu, hôn nhân không tách rời "Tây du ký"

Lục Tiểu Linh Đồng cưới vợ năm 1988. Vợ ông là Vu Hồng, một nhân viên của đoàn làm phim Tây du ký. Cô cũng tham gia một vài vai nhỏ trong phim như quan Sử tiết ngoại quốc trong phần Quét sạch bảo tháphay mẹ của yêu tinh trong phần Thu phục thỏ ngọc ở Thiên Trúc.

Trong chương trình truyền hình năm 2009, Lục Tiểu Linh Đồng và vợ tiết lộ về quá trình yêu, kết hôn. Lúc mới hẹn hò, Linh Đồng khoảng 23-24 tuổi. Hai người quyết định tổ chức đám cưới vào ngày 12/6/1988. Tuy nhiên trong ngày đã định, nam diễn viên có nhiệm vụ cùng đoàn Tây du kýbiểu diễn ở Singapore, không thể về làm chú rể. Đôi trẻ nên vợ chồng mà không có một nghi thức cưới hỏi nào.

Đêm tân hôn, Lục Tiểu Linh Đồng ở Singapore, Vu Hồng ở Bắc Kinh. Đôi uyên ương gọi điện thoại đường dài cho nhau. Nam diễn viên nói trong chương trình: “Vì không có đám cưới mà đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy nợ cô ấy. Có thể đợi đến kỷ niệm hôn nhân vàng, chúng tôi sẽ tổ chức bù”.

h3-2907-1380709498.jpg
Ảnh trên, Tiểu Linh Đồng và Vu Hồng trong thời gian quay Tây du ký. Ảnh dưới, hai vợ chồng trong đời sống thường nhật.


Vu Hồng, Tiểu Linh Đồng giữ được sự lãng mạn trong đời sống vợ chồng. Người vợ hiểu tâm trạng chồng, hiểu cả tình cảm diễn viên dành cho những gì liên quan đến Tôn Ngộ Không. Tiểu Linh Đồng kể lại, Lễ Tình nhân năm 2004, vợ mang bất ngờ đến cho ông. Tiểu Linh Đồng vốn thích một chú khỉ bằng vàng ở cửa hàng nhưng không mua vì tiếc tiền. Đúng ngày Valentine, Vu Hồng đau lưng nhưng vẫn đến cửa hàng đó. Hôm đó ở đây trưng bày chú khỉ to hơn con hôm trước. Vu Hồng về nhà lấy thêm tiền mua bằng được chú khỉ to hơn này. Tiểu Linh Đồng nhìn thấy món quà, rất xúc động.

Lục Tiểu Linh Đồng từng miêu tả về hôn nhân của mình: “Nếu tôi là một cánh diều, cô ấy là người thả diều. Có lúc tay cô ấy nới lỏng ra, để tôi bay cao hơn. Có lúc cô ấy thu dây diều lại. Tôi nghĩ nhờ thế mà tình cảm chúng tôi mãi bền chặt”.

Hải Lan
vnexpress.net

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2023(Xem: 1264)
Ấu thơ với những buổi trốn nhà đi chơi giữa trưa nắng, cùng bạn bè đá bóng trên khoảng đất trống cạnh nhà hay mơ màng trên lưng trâu... luôn là một phần ký ức tươi đẹp trong trái tim mỗi người. Với sự hồn nhiên và trí tưởng tượng bay bổng tuyệt vời, trẻ em dù được sinh ra ở đất nước nào cũng đều sáng tạo cho riêng mình một thế giới tràn đầy tiếng cười và những điều kỳ bí. 32 bức ảnh chụp lại khoảnh khắc chơi đùa hồn nhiên của những em bé ở khắp nơi trên thế giới khiến ai ngắm nhìn cũng muốn có được chiếc cửa thần kỳ của Doremon để quay trở lại thời ấu thơ hồn nhiên, vô tư.
24/12/2021(Xem: 2941)
Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ, 67 tuổi, qua đời lúc 13h50 chiều 23/12 tại nhà riêng sau thời gian bệnh ung thư. Nghệ sĩ Thanh Điền - chồng Thanh Kim Huệ - nghẹn ngào: "Khi tôi đang đi quay phim thì người nhà báo tin. Cô ấy chờ tôi về đến nhà, gặp mặt lần cuối mới nhắm mắt. Tôi đau lắm khi mất đi người vợ gắn bó, người đồng nghiệp tài hoa của làng cải lương". Lễ tang nghệ sĩ diễn ra tại nhà riêng ở quận 10. Lễ tiếng từ ngày 24 đến 25/12. Lễ động quan lúc 7h ngày 26/12. Linh cữu được an táng tại nghĩa trang Hoa Viên, Bình Dương.Thanh Điền cho biết ông chuẩn bị tâm lý cho sự mất mát vì vợ bị ung thư, sức khỏe bà suy yếu nhiều năm qua. Hồi đầu năm, ông đưa vợ đi khám thì phát hiện bà bị ung thư đại tràng di căn sang gan, phổi. Tháng 4, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ nhập viện mổ. Sau đó, bà về nhà điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
18/01/2021(Xem: 6681)
Paing Takhon, năm nay 24 tuổi hiện là người mẫu kiêm diễn viên, MC nổi tiếng ở Myanmar, nhưng anh là một Phật tử thuần thành, mới đây anh đã phát tâm tham dự khóa tu xuất gia ngắn hạn tại quê nhà. Anh chàng sở hữu thân hình cường tráng với chiều cao khủng 1m88, mái tóc dài lãng tử cùng loạt hình xăm chất ngầu nên được mệnh danh là "Aquaman châu Á". Paing Takhon gia nhập làng giải trí với tư cách người mẫu từ năm 2014. Ba năm sau anh còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và ca hát. Tất cả số tiền thu được từ album đầu tay anh đều quyên góp cho trẻ mồ côi. Ngoài ra, anh còn biết vẽ tranh sơn dầu, thích nấu ăn và yêu động vật.
23/08/2020(Xem: 4084)
Tháng bảy âm lịch là mùa Vu Lan của Việt Nam chúng ta, nhưng đó cũng là tháng cô hồn theo quan niệm dân gian và rằm tháng Bảy là ngày chính. Cúng cô hồn vào đêm trước đó, được xem là một nghi thức tín ngưỡng truyền thống, và tín ngưỡng này cũng rất thịnh hành trong vùng Đông Nam Á. Cũng vào tháng Bảy âm lịch năm rồi, dưới sự tài trợ của Screen Australia, SBS đã quay một bộ phim gồm bốn tập về các câu truyện của người Việt Nam định cư tại Úc, với đề tài là Hungry Ghosts (Ngạ Quỷ). Nói đến ma quỷ thì dĩ nhiên có liên hệ đến chết chóc mà chiến tranh có rất nhiều sự chết chóc, cho nên cuộc chiến Việt Nam là một bối cảnh chủ yếu của bộ phim. Hungry Ghosts là những câu truyện bị quỷ ám của 4 gia đình tại Melbourne. Trong đó ba gia đình là dân tị nạn Việt Nam, còn một gia đình là ký giả người Úc, ông ta là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp của cuộc chiến Việt Nam.
12/08/2020(Xem: 5191)
Bộ phim truyền hình Hungry Ghosts sắp sửa công chiếu trên SBS
01/11/2019(Xem: 6606)
Phim Trường tại Tu Viện Quảng Đức: Trong hai ngày 09 và 10/05/2019, Đoàn làm phim “Hungry Ghost” của SBS Tivi đã đến quay phim tại Tu Viện Quảng Đức. Đội ngũ làm phim với 3 xe truck chở linh kiện, 1 xe truck nhà bếp lưu động, 50 người nhân viên trợ lý, 10 diễn viên… đoàn làm phim xin phép Tu Viện sử dụng sân trước và chánh điện làm “phim trường” để quay phim, họ cũng thỉnh Thượng Tọa Viện Chủ, Thượng Tọa Trụ Trì và Đại Đức Đăng Từ “đóng phim” trong một phân cảnh đặc biệt tụng một thời kinh siêu độ cho vong linh chết bất đắc kỳ tử…. Được biết bộ phim “Hungry Ghost” (Ma Đói) là dự án phim mới nhất do SBS Tivi do Chính phủ Úc tài trợ kinh phí. Bộ phim kể về một câu chuyện ma rùng rợn, xoay quanh một gia đình người Úc gốc Việt gồm ba thế hệ (Bà Ngoại, Mẹ và con gái) bị ám ảnh bởi những cái chết tang thương trong chiến tranh. Theo Đạo diễn Shawn Seet, phim này rất hấp dẫn, sẽ đưa người xem bước vào thế giới tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt Nam, một câu chuyện phim chưa từng thấy
30/07/2018(Xem: 4089)
Sáng ngày 25/07/2018 (13/06/Mậu Tuất) tại thư viện Vạn Đức (Thủ Đức) đong đầy những cảm xúc trong ngày họp mặt các diễn viên, ca sĩ sau 2 năm công chiếu do Ban Văn hóa Thông tin chùa Vạn Đức tổ chức với sự chứng minh của Thượng tọa Thích Hoằng Tri – Trụ trì chùa Vạn Đức, cùng chư Tôn đức Tăng tại trú xứ chùa Vạn Đức. Về phía đoàn phim có sự góp mặt của Biên kịch phim Lâm Ánh Ngọc, Diễn viên Thanh Long, Thuận Hưng, Quý Ân, Bích Hồng. Về phía Ca sỹ nhạc phim có sự góp mặt của Ca sỹ Hồ Trung Dũng. Về phía khách mời có sự góp mặt của MC Quốc Bình, MC/Diễn viên Lê Bê La và Ca sỹ Đào Ngọc Sang. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Công ty Truyền thông Nam Hưng và đông đảo Phật tử về tham dự.
05/07/2018(Xem: 7584)
Với niềm vui sướng pha lẫn tự hào của một người Phật tử khi được xem trên truyền hình bộ phim “Đức Phật” hoành tráng mà từ lâu hằng mơ ước. Trong một lần tìm chút thư giản, vô tình mở tivi, bắt gặp một trailet giới thiệu cảnh voi sáu ngà với cành bông sen trong giấc mộng của Hoàng hậu Maya. Bắt đầu gây chú ý và ngạc nhiên và được biết đó là bộ phim “Đức Phật” đã trình chiếu trên kênh Let’s Việt hằng đêm vào lúc 20 giờ (phát lại lúc 10 giờ sáng hôm sau). Khi tôi xem được trọn vẹn thì đã chiếu đến tập thứ 3 rồi ( 4/7/2018)! Đây chính là bộ phim do nhà tỷ phú Ấn Độ B.K.Modi phát tâm hỗ trợ kinh phí thực hiện (120 triệu USD), và êkíp được Thiền sư Thích Nhất Hạnh
15/12/2017(Xem: 120270)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
30/11/2017(Xem: 6829)
Những hình ảnh tự nhiên dễ thương-- Ces photos que l'on voudrait avoir prises soi-même ​​De la beauté, de la tendresse, ça devrait être toujours comme cela​ ...​ Vraiment exceptionnelles et surprenantes.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567