Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Giác Ngộ Vĩ Đại

23/05/201316:50(Xem: 4232)
Sự Giác Ngộ Vĩ Đại


ÐỨC PHẬT
VÀ GIÁO PHÁP CỦA NGÀI

Nguyên tác: "The Buddha and His Teaching",
Ernest K. S. Hunt, 1962

TỊNH MINHdịch Việt, 1992

-ooOoo-

Lesson 9

The Great Enlightenment

Now we see that the prince had looked in many places to find the truth, but so far had not succeeded. He had read the Holy Books of the Brahmins and tried to find it there, but had not been successful. He had examined into the services and sacrifices of the Hindu temples, but had been disgusted and saddened by the terrible cruelties he had seen there. Then he had joined the five priests and followed their example in torturing his body, but all to no purpose; the truth seemed to be as far away as ever. There remained only one thing for him to do, and that was to look within his own mind and see if he could not find it by deep meditation (thinking deeply and correctly on a thing.).

So he came to a great tree and sat under its shade on the ground resolving not to get up until he had found what he was looking for.

Meditation was very hard for him at first, for all sorts of wandering thoughts seem to come into his mind instead. Pictures of the joys of his father's palace, the faces of his wife and baby son, the desire for pleasures and power, all these seemed to crowd his mind and banish away any serious thoughts he had. However, he persevered and at last was able to drive these temptations away.

Then gradually the answer to all that he was seeking shone clearly in his mind, ignorance was destroyed forever and he saw the truth of the existence of suffering, that ignorance was its cause, and that this ignorance might be destroyed by walking the Noble Eightfold Path which leads to peace and true happiness.

So did the Prince Siddhartha, beneath the Sacred Bodhi tree, become the Supreme Buddha, teacher of all living beings. He has fought the hard, long battle with ignorance and selfishness, and had won the fight. Before him he saw the truth he had sought for so long, and he entered into the state of peace and happiness called by Buddhists "Nirvana". His great RENUNCIATION had not been in vain, for he brought the glad message of hope to all mankind, a message that will never die because it is the Truth, and Truth is ETERNAL.

The Four Noble Truths and the Eighfold Path are what the Buddha found, and all who would win the same peace and happiness must learn about these truths and walk in the Path he gave. As I told you before, all he did can be done by each one of us; we can find Nirvana and enter its happiness any time we give up the false self and destroy the ignorance which is in our minds. This ignorance causes us to make many mistakes, which of course bring us suffering.

QUESTIONS (3)

1. What was the name of the city to which the Prince came at sunrise?
2. Whom did he meet?
3. What did the King offer him?
4. What answer did the Prince make to the King?
5. Where did Siddhartha go next?
6. Why did he leave the Brahmins?
7. What did he see in the Temple?
8. Why did the priests of the Hindus scarifice animals?
9. Why did Siddhartha leave the temple?
10. Tell the story of his life among the five priests.
11. Tell the story of his meditation.
12. What did he find beneath the Bodhi tree?
13. Where did the Prince look for the Truth in the end?
14. Can we also find the Truth?
15. What must we do to find it?

-ooOoo-

Bài 9

SỰ GIÁC NGỘ VĨ ÐẠI

Chúng ta thấy hoàng tử đã tham kiến nhiều nơi để tìm ra Sự Thật nhưng đến nay vẫn chưa thành công. Chàng đã đọc tụng Thánh Ðiển của Bà-la-môn giáo, cố gắng tìm ra chân lý ở đó nhưng vẫn không thành. Chàng đã quan sát các lễ nghi dâng hiến trong các đền thờ Ấn giáo nhưng chỉ chứng kiến cảnh tàn ác dã man đến đau buồn ghê tởm. Sau đó chàng liên kết với năm đạo sĩ, theo gương họ hành hạ xác thân, nhưng cũng không đạt được mục đích; sự thật hình như vẫn còn xa vời vòi vọi. Chỉ còn một điều mà chàng phải làm là nhìn vào nội tâm của chính mình để xem rằng mình có thể tìm ra sự thật bằng con đường thiền quán hay không. (tức là suy nghĩ sâu sắc và đúng đắn về một vấn đề).

Chàng đi đến một cây đại thọ, ngồi trên đất dưới bóng cây, kiên quyết không đứng dậy cho đến khi tìm ra Sự Thật.

Lúc đầu tu tập thiền định rất khó đối với chàng, vì bao nhiêu ý nghĩ tạp loạn cứ xen lẫn vào tâm trí chàng. Những hình ảnh tươi vui của cung điện phụ hoàng, những khuôn mặt yêu thương của con thơ vợ đẹp, lòng khát khao lạc thú và quyền lực, tất cả dường như xâm chiếm tâm tư chàng, xua đuổi bao ý nghĩ nghiêm mật của chàng. Tuy nhiên chàng vẫn kiên trì và cuối cùng đã loại được những cám dỗ đó đi.

Sau đó, lời giải đáp cho tất cả những gì chàng tìm kiếm dần dần bừng sáng trong tâm trí chàng, vô minh đã bị đoạn diệt, chàng thấy rõ sự thật hiện hữu của đau khổ, thấy rõ vô minh là nguyên nhân của khổ đau, và vô minh có thể bị tiêu trừ bằng cách đi theo con Ðường Tám Bước Cao Quí, con đường dẫn đến an vui và hạnh phúc thực sự.

Như vậy, dưới cây Bồ Ðề, thái tử Tất-đạt-đa đã thành Phật tối thượng, Bậc Ðạo Sư của tất cả chúng sanh. Ngài đã chiến đấu lâu dài gian khổ với vô minh, vị kỷ, và cuối cùng Ngài đã thắng. Ngài đã thấy được sự thật mà Ngài đã bao năm tìm kiếm. Ngài đã vào trạng thái an vui hạnh phúc mà Phật tử gọi là Niết Bàn (Nirvana). Cuộc GIÃ TỪ vĩ đại của Ngài đã không hoài công vô ích, vì Ngài đã mang thông điệp hy vọng đến cho nhân loại, một thông điệp sẽ không bao giờ bị tiêu vong, vì đó là Sự Thật, và Sự Thật thì VĨNH CỬU.

Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo là những điều mà Ðức Phật đã tìm thấy. Những ai muốn đạt đến cảnh an vui hạnh phúc như thế đều phải học hiểu các sự thật này và phải đi trên con đường mà Ngài đã vạch. Như tôi đã nói với các bạn trước đây, tất cả những gì Ngài đã làm, mỗi người chúng ta đều có thể làm; chúng ta có thể chứng đạt Niết Bàn, vào cảnh an vui hạnh phúc bất cứ lúc nào ta từ bỏ được cái ta sai lầm và diệt hết vô minh trong tâm trí mình. Vô minh làm cho ta phạm nhiều lỗi lầm, và lỗi lầm dĩ nhiên là đem đến đau khổ.

CÂU HỎI (3)

1. Tên thành phố mà hoàng tử đến lúc tảng sáng là gì?
2. Chàng đã gặp ai?
3. Quốc vương hứa tặng chàng những gì?
4. Hoàng tử trả lời với quốc vương như thế nào?
5. Tất-đạt-đa sau đó đi đâu?
6. Tại sao chàng từ bỏ các đạo sĩ Bà-la-môn?
7. Chàng thấy gì trong đền?
8. Tại sao các đạo sĩ Ấn giáo cúng tế súc vật?
9. Tại sao Tất-đạt-đa giã từ ngôi đền đó?
10. Hãy kể chuyện sinh sống của chàng với năm đạo sĩ.
11. Hãy kể chuyện thiền định của chàng.
12. Chàng đã thấy được những gì dưới cây Bồ Ðề?
13. Cuối cùng Hoàng tử tìm kiếm Sự Thật ở đâu?
14. Chúng ta cũng có thể tìm ra Sự Thật chứ?
15. Chúng ta phải làm gì để thấy sự thật đó?

-ooOoo-

Lesson 9:

banish (v) :trục xuất, xua đuổi
battle (n) :trận đánh
destroy (v) :hủy diệt, tiêu diệt
disgusted (a) :gớm ghiếc
enlightenment (n) :sự giác ngộ
eternal (a) :vĩnh viễn
examine (v) :xem xét
existence (n) :sự tồn tại, sự hiện hữu
false (a) :giả dối
fight (v) :chiến đấu
forever (adv) :vĩnh viễn
Four Noble Truths :Tứ diệu đế
give up :từ bỏ, đầu hàng
gradually (adv) :dần dần, từ từ
ignorance (adv) :sự ngu dốt, vô minh
in vain :vô ích


meditation (n) :thiền định
Nirvana (n) :Niết bàn
Noble Eightfold Path :
Bát chánh đạo
persevere (v) :kiên trì
purpose (n) :mục đích
remain (v) :còn lại
resolve (v) :quyết tâm
sadden (v) :làm buồn phiền
selfitshness (n) :tính ích kỷ
service (n) :khóa lễ
shade (n) :bóng cây
succeed (v) :thành công
successful (a) :thành công
supreme (a) :tối cao, tối thượng
temptation (n) :sự quyến rũ
thought (n) :tư tưởng, ý nghĩ

Lesson 10

The Wheel of the Law - I

We saw in the last lesson that Siddhartha Gotama, son of King Suddhodana, became the Supreme Buddha, teacher of all living beings. So the words of the wise man, Asita, came true, for you remember that he said the baby would leave his home and become a world teacher.

I wonder whether you know the meaning of the word "Buddha"? Many western people, with whom I have spoken about Buddhism, told me that they thought it meant a god of some kind. The word "Buddha" does not mean a god; it has a much higher meaning than that. It means "one who has found the truth" or "the Enlightened One". A person who has become a Buddha, knowing all the truth, has a mind full of light. Do not forget what the word "Buddha" means, then if anyone asks you about it, you will be able to answer.

When the Buddha became enlightened, he saw four great truths. These are always spoken of as the "Four Noble Truths". The First Noble Truth is that "life is full of suffering". This does not mean that there is no joy or pleasure in life, far from it. But it means that life as a whole is subject to suffering, because nothing lasts, because death comes to all life and causes parting and tears. Suffering comes because we try to hold on to things instead of learning to let them go willingly.

Some people think, when they read this first Noble Truth, that Buddha's religion is a sad and gloomy one; this is because they do not understand what this first fruth means. In all countries where Biddhism is the chief religion the people are always bright and happy. They know that Buddha teaches them to enjoy the pleasures of life as they come, but advises them not to try and hold on to these things when it is time for them to pass away.

We pick a lovely rose, we enjoy its beauty and perfume while it lives, but how foolish we would be to pin it upon our dress after it is dead and withered. It is the same with the things of earth; - joys, pleasures, money, power, etc. All these are for us to use as long as we need them, as long as they are uesful to us, but we must let them go with a smile when it is their turn to pass away from us.

The second Noble Truth is "the cause of suffering".

Suffering comes, in the first place, from ignorance, for a wise man would not try to hold on to things which he knows must pass away, anymore than a wise girl would hold on to the dead rose and pin it in her hair or on her dress. This is ignorance, that from this ignorance, springs all the misery and pain in life.

-ooOoo-

BÀI 10

BÁNH XE CHÁNH PHÁP - I

Trong bài trước, chúng ta thấy Tất-đạt-đa Gô-ta-ma, con trai của quốc vương Tịnh Phạn, đã thành Phật tối thượng, Ðấng Ðạo Sư của tất cả chúng sanh. Như vậy là những lời tiên tri của hiền sĩ A-tư-đà đã thành sự thật. Ngài nói, các bạn còn nhớ, cậu bé sẽ xuất gia và thành Bậc Ðạo Sư của nhân thế.

Tôi tự hỏi không biết các bạn có hiểu được ý nghĩa của từ "Phật" không? Nhiều người phương Tây, những vị mà tôi từng thuyết giảng Ðạo Phật cho họ, cho rằng Phật là một thứ thần linh nào đó. "Phật" không có nghĩa là một vị thần linh. "Phật" có ý nghĩa cao cả hơn thế nhiều. "Phật" là "Người đã tìm ra sự thật" hay "Ðấng Giác Ngộ". Người nào thành Phật, thấu rõ sự thật, người ấy có đầu óc tràn đầy trí tuệ sáng suốt. Ðừng quên ý nghĩa của từ "Phật" để nếu có ai hỏi, bạn cũng sẽ có thể trả lời được.

Khi Ðức Phật giác ngộ, Ngài thấy rõ bốn Sự Thật vĩ đại được gọi là "Tứ Diệu Ðế". Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất: "Ðời là dẫy đầy đau khổ". Ðiều này không có nghĩa là không có hân hoan, lạc thú trong đời, trái lại là khác. Nhưng có nghĩa cuộc đời nói chung là bị đau khổ, vì không có gì tồn tại mãi, vì cái chết sẽ đến với tất cả cuộc đời và gây ra cảnh chia ly tang tóc. Ðau khổ xảy đến là vì chúng ta cố bám chặt vào mọi thứ, thay vì để chúng tha hồ ra đi.

Một số người, khi đọc Sự Thật Cao Quí Thứ Nhất này, cho rằng Ðạo Phật là một tôn giáo buồn bã u sầu; như vậy là họ không hiểu ý nghĩa của Sự Thật Thứ Nhứt. Ở những nước mà Phật Giáo là tôn giáo chính thì dân chúng luôn luôn tươi sáng và hạnh phúc. Họ ý thức rằng Ðức Phật dạy họ thụ hưởng những lạc thú ở đời khi chúng đến, nhưng khuyên họ đừng bám chặt lấy chúng khi tới lúc chúng phải chia ly.

Chúng ta hái một đóa hoa hồng tươi đẹp, chúng ta thưởng thức vẻ đẹp và hương thơm của nó khi nó còn tươi, nhưng sẽ ngốc nghếch biết bao nếu ta cài nó lên chiếc áo của ta sau khi nó đã úa tàn. Mọi thứ trên trái đất này cũng thế: hân hoan, lạc thú, tiền tài, quyền lực v.v... tất cả là để chúng ta sử dụng khi nào cần, khi chúng còn hữu ích, nhưng ta phải để chúng ra đi với một nụ cười thoải mái khi đến lượt chúng phải giã từ.

Sự Thật Cao Quí Thứ Hai là: "Nguyên Nhân Của Khổ".

Khổ, vị trí thứ nhứt, bắt nguồn từ vô minh. Người trí không cố bám chặt những thứ mà họ biết là phải chia ly. Cũng thế, một cô gái khôn ngoan không khư khư giữ lấy một đóa hồng tàn úa để rồi cài nó lên tóc hay lên áo của mình. Ðó là hành động ngu muội, và ngu muội thì sinh ra biết bao đau khổ trong đời.

-ooOoo-

Lesson 10:
as (a) whole :nói chung
as long as :bao lâu mà, miễn là
be subject to:phải chịu, lệ thuộc vào
Buddhism (n) :đạo Phật
cause (v, (n):gây ra, nguyên nhân
far from it :trái lại là khác
gloomy (a) :u sầu, ảm đạm

hold on to (v) :nắm chặt, bám chặt
pass away (v) :qua đời, qua đi
perfume (n) :nước hoa, hương thơm
pin (v) :ghim, kẹp, cài
spring (v) :nảy sanh, phát sanh
the Enlightened One :Ðấng Giác Ngộ
wheel of the Law :bánh xe Chánh pháp
withered (a) :úa tàn

Lesson 11

The Wheel of the Law - II

The third Noble Truth is that there is "a way to destroy suffering". If you have a bad headache you do not go to the doctor and ask him to cut off your head, you ask instead that he find out for you the cause of your headache. He will examine your eyes, your stomach and other parts of your body in order to see which one of them is producing the pain in your head. Having found the cause he will try to cure it.

If we wish the suffering of life to cease we must do like the wise doctor and cure its cause. We learn from Buddha that the cause is ignorance, so we must destroy ignorance if we would have suffering cease.

The last Noble Truth is the way by which suffering ceases. It is the Noble Eightfold Path he found for us to follow. How easy to say we must destroy ignorance, but how can we do it? By walking in the Path the Buddha found for us. Each step on this Path will help us to destroy a little of the ignorance until, when we have reached the end of the path, we will become like our Master, the Buddha, fully enlightened. All ignorance will have been driven out of our minds. In the place of ignorance the bright light of Knowledge will shine.

These Four Noble Truths are not really very hard to understand.

First Noble Truth - All life is full of suffering.

Because we try to hold on to things which must pass away.

Second Noble Truth - The cause of suffering. Ignorance is the first cause of suffering.

Third Noble Truth - The ceasing of suffering. In order to make suffering cease we must destroy its cause which is ignorance.

Fourth Noble Truth -The path which leads to the end of suffering.

The Noble Eightfold Path has eight steps or divisions,

1. Right Undertanding
2. Right Purpose
3. Right Speech
4. Right Conduct
5. Right Livelihood
6. Right Endeavor
7. Right Thought
8. Right Meditation

These are all going to be explained to you in a later lesson, most of them you can easily understand, but some may seem a bit difficult until you are older.

When you go on a trip in an automobile you will notice that many signs are posted along the roads in order to help you to avoid accidents. All dangerous curves are marked with warnings, and the guide lines to make us keep to the right we find around most of the corners. Whenever we come to a school or a small town we are told to "go slowly", and at dangerous railway crossings we must "stop, look, and listen".

Buddha has done the same for us upon the great Roadway of life. He has placed signs all along the way in order to help us to avoid the dangerous mistakes which lead to suffering and sorrow. How grateful we should be to our dear Master for finding the Truth and working so hard to teach it to us. The best way to show our love for him is to walk in the path he found and to read carefully and follow all the signposts he has put upon the way.

QUESTIONS (4)

1. What does the word Buddha mean?
2. Was the Buddha a god?
3. What did the wise man Asita foretell about the Buddha when he was a baby?
4. Did his words come true?
5. What are the Four Noble Truths?
6. What is the meaning of the first? The second? The third? The fourth?
7. See how many of the steps in the Noble Eightfold path you can remember.
8. What must the motorist watch for as he goes on a trip?
9. What must the Buddhist watch for on the Road of Life?
10. How can we show our love and gratitude to the Buddha?

-ooOoo-

Bài 11:

BÁNH XE CHÁNH PHÁP - II

Sự Thật Cao Quí Thứ Ba là "Con Ðường Diệt Khổ". Nếu bạn bị đau đầu dữ dội, bạn không đi nhờ bác sĩ cắt đầu bạn, mà phải nhờ ông ta tìm ra nguyên nhân đau đầu của bạn. Ông ta sẽ khám mắt, khám dạ dày, và các bộ phận khác của cơ thể bạn để xem bộ phận nào làm bạn đau đầu. Tìm ra nguyên nhân, ông ta sẽ chữa trị cho bạn.

Nếu muốn nỗi khổ đau của cuộc đời được diệt trừ, chúng ta phải chữa trị nguyên nhân của nó như vị bác sĩ sáng suốt kia. Phật dạy nguyên nhân là vô minh, vậy phải diệt trừ vô minh nếu chúng ta muốn khổ đau chấm dứt.

Sự Thật Cao Quí Cuối Cùng là con đường dẫn đến diệt khổ. Ðó là Con Ðường Tám Bước Cao Quí mà Ngài đã khai mở cho chúng ta. Thật là dễ dàng để nói chúng ta phải diệt trừ vô minh, nhưng phải làm thế nào đây? Chỉ bằng cách đi trên con Ðường mà Ðức Phật đã khai thị cho chúng ta. Mỗi bước đi trên con Ðường này sẽ giúp ta diệt trừ một chút vô minh cho đến khi đi hết đoạn đường là ta thành Phật, Bậc Giác Ngộ Hoàn Toàn, như Ðức Bổn Sư vậy. Tất cả vô minh sẽ bị loại khỏi tâm trí ta và, thay vào đó, ánh sáng trí tuệ sẽ bừng sáng rực rỡ.

Bốn Sự Thật Cao Quí này không hẳn là rất khó hiểu.

Sự Thật Cao Quí Thứ Nhứt - Ðời là dẫy đầy đau khổ. Bởi vì chúng ta cố bám víu những thứ phải suy vong.

Sự Thật Cao Quí Thứ Hai - Nguyên nhân của khổ. Vô minh là nguyên nhân đầu tiên của khổ.

Sự Thật Cao Quí Thứ Ba - Sự diệt khổ. Ðể khổ diệt, chúng ta phải diệt trừ nguyên nhân, đó là vô minh.

Sự Thật Cao Quí Thứ Tư - Con đường dẫn đến diệt khổ. Bát Chánh Ðạo, con đường cao quí có tám bước hay tám đoạn:

1. Chánh kiến.
2. Chánh tư duy.
3. Chánh ngữ.
4. Chánh nghiệp.
5. Chánh mạng.
6. Chánh tinh tấn.
7. Chánh niệm.
8. Chánh định.

Tám bước này sẽ được giải thích ở một bài sau, các bạn có thể hiểu hầu hết chúng một cách dễ dàng, nhưng có một số dường như hơi khó đối với các bạn trẻ.

Khi du lịch bằng xe hơi, các bạn sẽ thấy nhiều bảng hiệu gắn ở dọc đường để giúp các bạn tránh tai nạn. Tất cả những khúc đường quanh co nguy hiểm đều có dấu báo hiệu, và những vạch hướng dẫn chúng ta lái xe sát vào bên phải được thấy ở hầu hết các góc đường. Khi đến một ngôi trường hay một thị trấn nhỏ, chúng ta đều được thông báo "chạy chậm lại", và tại những chỗ ngang qua đường sắt nguy hiểm, chúng ta phải "dừng lại, quan sát và lắng nghe".

Ðức Phật đã hướng dẫn chúng ta như thế trên đoạn Ðường Ðời quan trọng. Ngài đã đặt các bảng hiệu khắp dọc đường để giúp ta tránh những lỗi lầm nguy hiểm có thể dẫn đến khổ đau. Chúng ta phải cảm ơn biết bao Ðức Bổn Sư tôn kính, Người đã tìm ra Sự Thật và dày công vất vả giáo hóa chúng ta. Cách thể hiện tốt nhất lòng tôn kính của mình đối với Ngài là đi trên con đường mà Ngài đã tìm thấy, cẩn thận đọc kỹ và nương theo những cột chỉ dẫn mà Ngài đã đặt trên đường.

CÂU HỎI (4)

1. Từ Phật có nghĩa là gì?
2. Phật có phải là một vị thần linh không?
3. Hiền sĩ A-tư-đà đã tiên đoán gì về Phật khi Ngài mới là một em bé?
4. Những lời tiên đoán của ngài có thành sự thật không?
5. Bốn Sự Thật Cao Quí là gì?
6. Ý nghĩa của Sự Thật Cao Quí Thứ Nhất là gì? Sự Thật Cao Quí Thứ Hai? Sự Thật Cao Quí Thứ Ba? Sự Thật Cao Quí Thứ Tư?
7. Các bạn hãy nhớ xem có bao nhiêu bước trên con Ðường Tám Ðoạn Cao Quí.
8. Tài xế ô tô phải để ý những gì khi đi du lịch?
9. Phật tử phải lưu ý những gì trên đoạn Ðường Ðời?
10. Chúng ta có thể bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn của chúng ta đối với Ðức Phật như thế nào?

-ooOoo-

Lesson 11:
automobile (n) :xe ô tô
avoid (v) :tránh
cure (v) :chữa trị, điều trị
curve (n) :đường cong
division (n) :phần, đoạn
explain (v) :giảng giải
go on (a) trip :đi du lịch
grateful (a) :biết ơn
guide (n) :sự hướng dẫn
headache (n) :đau đầu
in order to :để
mark (v) :đánh dấu
mistake (n) :lỗi lầm
notice (v) :nhận thấy, chú ý
our dear Master :đức Bổn Sư của chúng ta

post (v) :dán
right conduct (action) :chánh nghiệp
right endeavour (effort) :chánh tinh tấn
right livelihood :chánh mạng
right meditation (concentration) :chánh định
right mindfulness :chánh niệm
right purpose (thought) :chánh tư duy
right speech :chánh ngữ
right understanding :chánh kiến
shine (v) :chiếu sáng, tỏa sáng
sign (n) :dấu hiệu, bảng hiệu
signpost (n) :biển chỉ đường
stomach (n) :dạ dày, bao tử
warning (n) :lời báo trước, lời khuyến cáo

Lesson 12

The First Sermon

You remember how angry the five priests were when the Buddha left them. They thought that he was too lazy to continue the goof work and believed that he had returned to the pleasures of his palace. As we know, this was no so, for he had merely given up silly torture which did no good to him, and had to look elsewhere for the truth.

As soon as he became enlightened he thought with love and pity of those five poor men, torturing themselves all to no purpose, and he resolved to go to them immediately and tell them of his discovery. On his way he met two merchants, who, when they saw the Buddha's shining face, knew that he was a great Teacher and bowed before him, offering food. These became his first followers.

Then he came to the place where he had left the five priests, which was called the Deer Park. The priests saw him coming but they said to each other, "Here comes Gotama, the monk, who was weak and left the good path; we will not speak or take any notice of him".

But when the Buddha approached they looked with wonder upon the brightness of his face, and in spite of what they had said they bowed low before him. He sat with them for many days and showed them the Noble Eightfold Path which he had discovered, and the five priests were filled with joy to hear such good tidings and gladly became his followers.

Then the Buddha formed what is called the "Sangha", which really means "Brotherhood", and he told these first followers of his to spread the truth he had taught them in all the quarters of the earth, that all living beings might hear the glad news and be happy. When a person becomes a Buddhist he takes his refuge in the Buddha, the Law and the Brotherhood (Buddha, Dharma, Sangha as it is called in the language of India.).

-ooOoo-

Bài 12

BÀI THUYẾT PHÁP ÐẦU TIÊN

Các bạn còn nhớ năm đạo sĩ bực tức như thế nào khi Ðức Phật từ biệt họ. Họ nghĩ là Ngài quá lười biếng không thể tiếp tục sự nghiệp thánh thiện và tin rằng ngài đã quay về với lạc thú ở hoàng cung. Như chúng ta biết, điều này không phải vậy. Ngài chỉ từ bỏ lối ép xác ngu xuẩn, không mang lại lợi ích gì cho ngài, và phải tìm sự thật ở một nơi khác.

Ngay sau khi giác ngộ, với lòng xót thương lân mẫn, Ngài liền nghĩ đến năm huynh đệ tội nghiệp kia, tự hành hạ mình một cách vô lối. Ngài quyết tâm đến gặp họ ngay và nói cho họ biết về sự khám phá của mình. Trên đường, Ngài gặp hai thương gia, và khi nhìn thấy khuôn mặt sáng ngời của Phật, họ biết Ngài là một Ðạo sư vĩ đại. Họ quì gối đảnh lễ và dâng thức ăn cho Ngài. Hai người này trở thành môn đồ đầu tiên của Ngài.

Sau đó Ngài đến vườn Lộc-uyển, nơi mà Ngài đã từ biệt năm đạo sĩ khổ hạnh. Thấy Phật đi tới, các đạo sĩ nói với nhau: "Gô-ta-ma, vị sa môn đến kìa! người đã nhu nhược từ bỏ con đường thánh thiện; chúng ta đừng thèm nói chuyện hay để ý đến ông ta".

Nhưng khi Ðức Phật đến gần, họ rất đỗi ngạc nhiên với ánh hào quang rực sáng trên khuôn mặt Ngài. Họ tự động quì gối đảnh lễ Ngài. Ngài ở lại với họ nhiều ngày, trình bày cho họ thấy con Ðường Tám Bước Cao Quí mà Ngài đã khám phá, và năm đạo sĩ, với cõi lòng lâng lâng sung sướng, lắng nghe thiện pháp và hân hoan được làm môn đệ của Ngài.

Sau đó Ðức Phật thành lập cái gọi là "Tăng Già" (Sangha), thật nghĩa là "Giáo Hội", và phái năm đệ tử đầu tiên của mình truyền bá Sự Thật mà Ngài đã thuyết giảng cho họ ra bốn phương trời, ngõ hầu tất cả chúng sanh có thể nghe theo thiện pháp và được hạnh phúc. Khi người nào muốn trở thành Phật tử, người ấy phải qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng (ngôn ngữ Ấn Ðộ gọi là Buddha, Dharma, Sangha.).

-ooOoo-

Lesson 12:
approach (v) :đến gần
bow (v) :cúi đầu
brotherhood (n) :tình huynh đệ, giáo hội
deer park :vườn nai, lộc uyển
discover (v) :khám phá
discovery (n) :sự khám phá
form (v) :thành lập

merchant (n) :thương gia
pity (n) :lòng xót thương
refuge (n) :sự nương tựa
sangha (n) :tăng già
sermon (n) :bài thuyết pháp
spread (v) :truyền bá, trải rộng
take refuge in :nương tựa vào, qui y

Lesson 13

Returning to Kapilavatthu

During the time that the Buddha stayed in the Deer Park his followers grew to be about sixty in number, and these he sent out among the people in different parts of the country to teach and give the glad news that he had found the cure of suffering. These followers of the Buddha were called Bhikshus, meaning monks or teachers, they wore yellow robes and carried begging bowls in their hands.

The Buddha did not forget his promise to King Bimbisara, so he went to Rajagriha and spent a long time with him. Bimbisara gave his beautiful garden to Buddha so that the Enlightened one and his followers might sometimes live there and teach the people.

Now in India at that time there were no trains, automobiles or airplanes, but nevertheless news travelled very fast. It was not long before King Suddhodana, the Buddha's father, heard news of his son, how he had become a great teacher and was going around the country winning new followers every day.

One would have thought that his father would have felt proud of him, but this was not the case. In India, in those days, kings, were very proud of their royal blood, and he thought it a dreadful thing for a prince to go around barefooted begging his way.

Suddhodana sent for his son, and the Buddha went at once to Kapilavatthu to his father. At first the king began to speak angrily to the Buddha, but when the Buddha told him

the glad news, which had won the hearts of so many, the king was ashamed and begged to be allowed to become his follower as well. So the Lord Buddha had the happiness of receiving his aged father into the Sangha.

The king told the Buddha how his poor wife, Yoshodhara, had grieved for him, how she had cut off her beautiful hair and worn dark and ugly garments in mourning for him. The Buddha was greatly touched and went to her apartments to see her, and when she caught sight of her husband she fell weeping at his feet. Buddha picked her gently up, and wiped away her tears, then told her of his hard search and of the truth he had at last found. Yoshodhara also became a follower and did much to lead many women into the Sangha.

You remember that a baby boy was born to the Prince before he left the palace. The baby was now a boy of seven, and had never seen his father. Yoshodhara took the little boy, whose name was Rahula, to one of the palace windows over-looking the gardens, and pointed out his father to the boy. Then she bade him run down to him and ask him for his inheritance.

Rahula did as his mother told him, and went to the Buddha, who was teaching in the garden, and said to him "Father, give me, I pray thee, my inheritance!"

The Buddha put his arms around his little son and said to him : "Silver and gold have I none, but the gift of truth I will give to thee". And he taught the message of the Law to Rahula and Rahula also became one of his followers.

This story shows us that we need not wait until we are men and women to become followers of the Buddha, but that each of us, no matter what our age may be, can learn the teaching and walk in the Noble Eightfold Path. Far better than gold or jewels was the treasure which the Buddha gave to his little son Rahula, and this is also our inheritance, the treasure which has been handed down from the past. No money can buy it, and we should guard it with the greatest pride and refuse to let anyone take it from us.

It is the teaching of Buddha which has made the East great, and this same teaching will make the West great also. It will cure people of their selfishness and greed for money; it will teach them brotherhood and love for one another; it will teach kindness towards weaker living things and it will build up a new civilization which will not value a man for what he has, for his money and position, but for his goodness and character.

QUESTIONS (5)

1. What did the five priests think when Gotama left them?
2. Were they right?
3. What made the Buddha return to Deer Park?
4. What did the five priests say when they saw him coming?
5. What did they do?
6. What is the Brotherhood sometimes called?
7. How many became followers of the Buddha at Deer Park?
8. Why did Buddha go to Rajagriha?
9. What did the king give to the Buddha?
10. When the Buddha taught his father, what happened?
11. Tell the story of Rahula.
12. What is our inheritance?
13. What will Buddha's teaching do for the West?

-ooOoo-

Bài 13

VỀ THÀNH CA-TỲ-LA-VỆ

Suốt thời gian Phật trú tại vườn Lộc-uyển, đồ chúng của Ngài phát triển gần đến con số sáu mươi. Ngài phái họ đi đến nhiều nơi khác nhau trong nước để thuyết giảng và trao truyền thiện pháp mà Ngài đã khai phá để chữa trị đau khổ. Các môn đệ này được gọi là Tỳ kheo nghĩa là sư sãi hay đạo sư, họ quấn y vàng và ôm bình bát khất thực trong tay.

Không quên lời hứa với vua Tần-bà-sa-la, Ðức Phật đến thành Vương xá và ở lại với quốc vương được một thời gian dài. Tần-bà-sa-la dâng hiến khu vườn rất đẹp của mình cho Phật để Ðấng Ðại Giác và môn đệ của Ngài có thể thỉnh thoảng an trú và giáo hóa dân chúng.

Ấn Ðộ bấy giờ không có xe lửa, xe hơi hay máy bay; tuy nhiên, tin tức được truyền đi rất nhanh. Chẳng mấy chốc quốc vương Tịnh Phạn, phụ hoàng của Phật, được tin con mình nay đã thành Bậc Ðại Sư, hiện đang vân du trong nước và thu nhận nhiều môn đệ mới hằng ngày.

Người ta có thể nghĩ rằng phụ hoàng của Ngài rất có thể đã hãnh diện về Ngài, nhưng không phải như thế. Ở Ấn Ðộ, vào thời đó, các vì vua chúa rất hãnh diện về huyết thống hoàng tộc của mình, và nhà vua rất lấy làm khủng khiếp khi nghe hoàng tử đầu trần chân đất, đó đây khất thực dọc đường.

Tịnh Phạn cho triệu con mình, Ðức Phật liền đến thành Ca-tỳ-la-vệ và diện kiến phụ hoàng. Lúc đầu quốc vương tỏ vẻ bực tức nói với Phật, nhưng khi Phật báo tin mừng cho ngài, những thiện pháp đã thu phục biết bao trái tim của con người, thì quốc vương lấy làm hổ thẹn và cũng xin được phép làm môn đệ Ngài. Ðức Phật hoan hỷ nhận phụ hoàng của mình vào đoàn thể Tăng già.

Quốc vương kể cho Phật nghe người vợ đáng thương, Da-du-đà-la (Yoshodhara) của Ngài đã đau khổ vì Ngài biết bao, bà cũng cắt tiện mái tóc kiều diễm của mình và mặc đồ đen sậm xấu xí để thương tiếc Ngài. Vô cùng xúc động, Ðức Phật đi ngay đến khuê phòng của bà để thăm bà, và khi nhìn thấy mặt chồng, bà liền gieo mình xuống đất, sụt sùi nức nở dưới chân Ngài. Ðức Phật nhẹ nhàng đỡ bà đứng lên, lau nước mắt cho bà, rồi kể lại cuộc tìm kiếm gian nan và Sự Thật mà cuối cùng Ngài đã tìm thấy. Da-du-đà-la cũng trở thành môn đệ của Ngài và tích cực hướng dẫn nhiều phụ nữ vào Giáo hội.

Các bạn còn nhớ cậu hài nhi của hoàng tử ra đời trước khi chàng giã từ hoàng cung. Cậu bé giờ đây đã được bảy tuổi và chưa bao giờ nhìn thấy mặt cha. Da-du-đà-la đưa cậu bé mang tên La-hầu-la (Rahula) đến một cửa sổ hoàng cung nhìn qua vườn ngự uyển và chỉ cho cậu thấy cha cậu. Sau đó bà bảo cậu chạy xuống gặp Ngài và xin lại di sản của mình.

Theo lời mẹ, La-hầu-la đến gặp Phật, Ngài đang thuyết giảng trong vườn, và nói: "Thưa cha, xin cha trao lại di sản của con".

Ðức Phật đưa tay ôm choàng đứa con bé nhỏ của Ngài và nói: "Bạc vàng thì ta không có, nhưng món quà sự thật thì ta sẽ tặng cho con". Ngài thuyết pháp cho La-hầu-la, và La-hầu-la cũng trở thành một trong những môn đệ của Ngài.

Câu chuyện này cho thấy chúng ta không cần phải đợi đến khi nào mình là các ông các bà rồi mới thành đệ tử Phật, mà mỗi người trong chúng ta, không luận tuổi tác, cũng có thể học tập giáo pháp và đi theo Con Ðường Tám Bước Cao Quí. Kho tàng mà Phật trao cho cậu bé La-hầu la còn quí hơn là vàng bạc châu báu, và đây cũng là di sản của chúng ta, cái kho tàng đã được trao truyền từ quá khứ. Không tiền bạc nào có thể mua được nó, chúng ta phải vô cùng hãnh diện bảo vệ nó, không để cho bất cứ ai cướp đoạt nó.

Chính giáo pháp của Phật đã làm cho Ðông Phương vĩ đại, và giáo pháp đó cũng sẽ làm cho Tây Phương vĩ đại. Nó sẽ chữa trị con người hết bịnh vị kỷ, tham tiền; nó sẽ giáo dục họ tình huynh đệ và yêu thương lẫn nhau; nó sẽ giảng dạy lòng nhân ái đối với chúng sanh yếu kém và nó sẽ xây dựng một nền văn minh mới, không đánh giá con người bằng tiền bạc, địa vị, mà bằng lòng nhân hậu, khí phách.

CÂU HỎI (5)

1. Năm đạo sĩ đã nghĩ gì khi Gô-ta-ma từ bỏ họ?
2. Họ có đúng không?
3. Ðiều gì khiến Phật trở lại vườn Lộc Uyển?
4. Năm đạo sĩ nói gì khi họ thấy Phật đến?
5. Họ làm gì?
6. Giáo hội đôi khi được gọi là gì?
7. Có bao nhiêu người trở thành môn đệ của Phật tại vườn Lộc Uyển?
8. Tại sao Phật đến thành Vương xá?
9. Quốc vương hiến gì cho Phật?
10. Khi Phật thuyết giảng cho phụ hoàng điều gì đã xảy ra?
11. Hãy kể chuyện La-hầu-la.
12. Di sản của chúng ta là gì?
13. Giáo pháp của Phật sẽ làm gì cho Tây Phương?

-ooOoo-

Lesson 13:

apartment (n) :căn hộ
ashamed (a) :xấu hổ, hổ thẹn
at once (adv) :tức khắc
bhikshu (n) :tỳ kheo
bid (v) :bảo, ra lệnh
Buddha (n) :Phật
catch sight of :nhìn thấy
character (n) :cá tính, chí khí
civilization (n) :nền văn minh
dreadful (a) :dễ sợ, kinh khiếp
garment (n) :áo, quần
goodness (n) :lòng nhân hậu
grieve (v) :gây đau lòng
inheritance (n) :di sản
mourn (v) :thương tiếc


nevertheless (adv) :tuy nhiên
no matter what:dù thế nào chăng nữa
point (v) :chỉ, trỏ
position (n) :vị trí, địa vị
pray (v) :cầu nguyện
proud (a) :hãnh diện
Rahula :La-hầu-la
refuse (v) :từ chối
send for someone (v) :cho gọi ai đến
touched (a) :xúc động, bối rối
treasure (n) :kho quí
value (v) :đánh giá
weep (v) :khóc
wipe (v) :lau, chùi

Lesson 14

Rahula and Devadatta

We read in the last lesson how the Buddha received Rahula, his little son, into the Brotherhood, and gave him his inheritance of Truth.

Now Rahula was not always good; like many children whom I know, he had lots of faults, and had to work hard to cure them. One of his greatest faults was untruthfulness. He often used to say things which were not true.

This fault of Rahula's troubled the Buddha, so one day he took Rahula for a walk and when they came to a spring, Buddha gave Rauhula a basin and told him to fill it and wash his feet. Rahula was delighted to be allowed to do something for his father, for he loved him very much. After he had washed his father's feet, the Buddha told him to look at the water and asked him if he thought that the water was fit to drink.

"No" answered the child, "it is dirty".

"People who tell falsehoods are like that, they make their minds dirty" said the Buddha.

After Rahula had thrown away the water Buddha asked him if the basin was clean.

"The basin is dirty because it held dirty water", answered Rahula.

"People who tell falsehoods are like the basin, they are not fit to do noble actions. A dirty vessel is not useful for anything, neither are people who do not speak truthfully, for they can not lead noble lives", his father told him.

Devadatta, the Buddha's cousin, had a very jealous nature, and hated to see great teacher so much loved; so he went around trying to do all in his power to break up the noble Brotherhood which Buddha had formed. He even founded an order of his own, and paid wicked men to kill the Master. But these men, when they saw the Buddha's gentle face and heard his words of love, were ashamed of their evil purpose and fell at Buddha's feet asking his forgiveness. Devadatta's hate could not harm him, and Buddha teaches that hatred is overcome by love.

-ooOoo-

Bài 14

LA-HẦU-LA VÀ ÐỀ-BÀ-ÐẠT-ÐA

Trong bài vừa qua, chúng ta đã thấy Phật tiếp nhận La-hầu-la, đứa con thơ của Ngài, vào Giáo Hội, và trao cho cậu cái di sản Sự Thật như thế nào.

La-hầu-la không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn; như nhiều trẻ em khác, cậu ấy cũng có nhiều lỗi lầm, và cũng phải ra công ra sức mới chữa trị được chúng. Một trong những lỗi lầm nghiêm trọng nhất của cậu là tính không thành thực. Cậu ấy thường nói những điều không đúng sự thật.

Lỗi lầm này của La-hầu-la làm Phật không vui, vì thế, một hôm, Phật dẫn La-hầu-la đi dạo, khi đi đến một dòng suối, Phật đưa cho La-hầu-la một cái chậu và bảo cậu múc nước rửa chân cho Ngài. La-hầu-la vui mừng được phép hầu hạ cha mình, bởi vì cậu rất thương yêu Ngài. Sau khi rửa chân phụ thân xong, Phật bảo cậu nhìn chậu nước và hỏi cậu xem nước ấy còn uống được không.

"Thưa không" cậu bé đáp, "nước dơ rồi".

"Những ai nói lời hư vọng cũng thế. Chúng làm cho tâm trí họ dơ bẩn", Phật nói.

Sau khi La-hầu-la đem đổ chậu nước, Phật hỏi cậu xem chậu ấy có sạch không.

"Chậu ấy dơ rồi, vì nó đã đựng nước bẩn", La-hầu-la đáp.

"Những ai nói lời hư vọng cũng như cái chậu đó, chúng không phù hợp cho những hành động cao thượng. Một cái chậu dơ thì không ích lợi gì, những ai không nói lời chân thật cũng thế, họ không thể nào có được cuộc sống cao thượng", Phụ thân của cậu nói với cậu.

Ðề-bà-đạt-đa, người em con chú của Phật, bản tính rất ganh tị, ghen ghét thấy Ngài Ðại Sư được nhiều người tôn kính, bèn ngược xuôi đây đó, ra sức phá vỡ Giáo Hội cao quí mà Phật đã thành lập. Thầy ấy còn dựng lên một Giáo Ðoàn riêng và thuê bọn côn đồ giết Phật. Nhưng những người này, khi nhìn thấy khuôn mặt hiền hòa và nghe âm thanh từ ái của Ngài, rất lấy làm hổ thẹn về mục đích xấu ác của mình, họ sụp lạy dưới chân Phật và xin Ngài tha thứ. Lòng hận thù của Ðề-bà-đạt-đa không thể hãm hại Ngài, và Phật dạy chỉ có tình thương mới khắc phục được lòng hận thù.

-ooOoo-

Lesson 14:
allow (v) :cho phép
basin (n) :cái chậu
delighted (a) :vui thích
Devadatta :Ðề-bà-đạt-đa
evil (a) :xấu ác, độc địa
falsehood (n) :điều hư hỏng, điều dối trá
fault (n) :lỗi lầm
forgiveness (n) :sự tha thứ, tính khoan dung
harm (v) :gây tai hại

hate (n) :lòng căm thù
hatred (n) :lòng hận thù
jealous (a) :ganh tị, ghen ghét
order (n) :giáo hội, đoàn thể
overcome (v) :khắc phục, điều phục
take someone for (a) walk :dẫn ai dạo mát
trouble (v) :gây phiền phức
untruthfulness (n) :tính không thành thực
vessel (n) :bình, chậu, lọ
wicked (a) :ác độc

Lesson 15

Ambapali

Many rich men became followers of the Buddha and he taught them how to use their money and power for the good of others. He never taught that it is wrong to have money or power or position, but he said it is wrong to use these gifts selfishly. Money and other things are useful to have, but we must learn not to cling to them and must gladly share what we have with our fellow beings. We are all brothers, and to be rich does not make a person greater than his brother.

In a place called Vaisalii lived a rich woman by the name of Ambapali, who led a very evil life. She cared nothing for others but spent all her time in pleasure and feasting. She heard about the Buddha and was angry to think that so many were following him. So she dressed up in her best robes of gold and silk and went in a carriage drawn by peacocks to meet the Buddha, in order to insult him.

As the Lord was walking along the roadside, she drove up to him and stared rudely into his face. The Buddha looked at her with a gentle, loving look, and before his clear eyes Ambapali's eyes dropped and her face became crimson with shame.

"Daughter, what do you desire?" asked the Buddha. Ambapali wept, and for some time could not answer. Then speaking softly she said, "Would my Lord deign to eat at my house and teach me also the great truth which he has found?"

The Buddha gladly promised to come to her home, for none were too evil or too low for him to help. Many people said that the Buddha had no business to go to the house of such a wicked woman, but he always did what he thought to be right and paid no attention to what people thought about him.

He went to eat at Ambapali's house and she became his disciple. She gave up her evil life and walked with gladness the Noble Eightfold Path.

-ooOoo-

Bài 15

NÀNG AM-BA-PA-LI

Nhiều người giàu sang đã thành môn đệ của Phật, Ngài giáo hóa họ biết cách sử dụng tiền bạc và quyền hành để mang lại lợi ích cho người khác. Ngài không bao giờ giảng có tiền bạc, quyền lực và địa vị là sai lầm, mà Ngài nói sử dụng những tặng phẩm đó một cách ích kỷ là sai lầm. Tiền bạc và các thứ khác thì rất hữu dụng, nên có, nhưng chúng ta phải biết không nên bám víu chúng, mà phải hoan hỷ san sẻ những gì ta có với mọi người. Tất cả chúng ta đều là huynh đệ, và sự giàu sang không làm cho con người vĩ đại hơn anh em của mình.

Tại xứ Tỳ-xá-ly (Vaisali) có một phụ nữ giàu sang tên là Am-ba-pa-li (Ambapali), nàng sống một cuộc sống rất xấu ác. Nàng chẳng quan tâm gì đến người khác, mà chỉ biết dành hết thời giờ vào các cuộc hoan lạc, tiệc tùng. Nàng nghe nói về Phật và rất làm tức giận nghĩ rằng có quá nhiều người đang theo Ngài. Vì thế nàng mặc xiêm y bằng vàng lụa sang trọng nhất, ngồi xe công kéo, đến gặp Phật để nhục mạ Ngài.

Khi Ðức Phật đang đi dọc theo lề đường, nàng rượt xe lên ngang Phật, rồi trố mắt xấc xược nhìn vào mặt Ngài. Phật nhìn nàng bằng ánh mắt dịu hiền, thương mến, và trước ánh mắt trong sáng của Ngài, đôi mắt của nàng Am-ba-pa-li sụp xuống, mặt nàng xấu hổ, tím bầm.

"Cô nương, cô muốn gì?" Phật hỏi. Am-ba-pa-li sụt sùi khóc một hồi không thể trả lời. Sau đó nàng khẽ nói: "Xin thỉnh Ngài đến thọ trai tại nhà con và giảng cho con biết Sự Thật cao quí mà Ngài đã tìm ra".

Phật hoan hỷ hứa đến nhà nàng, vì không ai độc ác hay thấp hèn đến nỗi Ngài không giúp được. Nhiều người nói Phật không có việc gì làm nên mới đến nhà một con mụ ác ôn như thế, nhưng Ngài luôn luôn làm những gì mà Ngài cho là đúng, và không để ý đến những gì người ta suy nghĩ về Ngài.

Ngài đến thọ trai tại nhà Am-ba-pa-li và nàng trở thành đệ tử của Ngài. Nàng dứt khoát từ bỏ cuộc sống xấu xa và hân hoan đi theo con Ðường Tám Bước Cao Quí.

-ooOoo-

Lesson 15:
carriage (n) :xe (ngựa)
deign (v) :chiếu cố, rủ lòng
disciple (n) :đệ tử
feasting (n) :tiệc tùng
insult (v) :hạ nhục, lăng nhục
pay attention to:để ý đến
peacock (n) :con công
stare (v) :nhìn chòng chọc
Vaisalii :Tì-xá-li

Lesson 16

Pari-Nirvana

After many long years of teaching the Buddha grew old and tired and knew that he would soon pass away from his followers. Just before his death, he gathered them together and made them promise to do all they could to spread the teaching among all people, and bade them live together in love without anger or jealousy.

Ananda was the follower whom the Buddha loved best of all. When he saw that Ananda was weeping because he could not bear to think of his leaving them, the Buddha was very kind and tender and told him that he should not weep, for all who live must one day die, and this law can not be changed. Then he showed Ananda that death is nothing to be afraid of, as it is only a change in which the worn out body is laid aside for a new and better one.

In the arms of Ananda the Buddha passed away into the peace of Nirvana, but the teaching which he gave remained to help all mankind, in all ages.

It is over 2.500 years since the Buddha lived in India, but his words are as great today and as full of comfort for men as they were then. The people of the west are beginning to know and love the Buddha and to walk in the Eightfold Path which he gave. Those who have been born Buddhists have a great responsibility, for they must point the way to their brothers and sisters in the west who are looking for the light of truth. They must be careful to practise these great teachings in their lives, for practising them is the best way to draw people to Buddhism.

We shall in the next lesson learn something more about these great truths he taught, for now that we know something of the life of the Buddha, we shall be more interested in what he has to tell us.

QUESTIONS (6)

1. What lesson did the Buddha teach Rahula?
2. Who was Devadatta?
3. What did he do to the Buddha?
4. How is hatred overcome?
5. Did the Buddha tell the rich people that they must give up their riches?
6. What did he tell the rich people to do?
7. Tell the story of Ambapali.
8. Who was Ananda?
9. What did Buddha teach abouth death?
10. Is the religion of the Buddha suitable for today?
11. What should Buddhists always try to do?


-ooOoo-

Bài 16

CỨU CÁNH NIẾT BÀN

Sau nhiều năm giáo hóa, Phật đã già yếu, mệt mỏi, và biết chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ giã biệt đồ chúng của Ngài. Ngay trước khi nhập diệt, Ngài tập họp tăng đoàn, khuyên họ vận dụng tinh thần và khả năng để truyền bá chánh pháp giữa nhân loại, yêu thương chung sống với nhau, tránh xa sân hận và ganh tị.

A-nan (Ananda) là đệ tử mà Phật yêu thương nhất. Khi thấy A-nan cầm lòng không đậu khóc lóc trước cảnh chia ly, Phật từ tốn khuyên thầy đừng khóc nữa. Phật dạy tất cả những gì có sanh, một ngày nào đó, ắt phải có tử. Ðịnh luật này không thể thay đổi được. Sau đó Ngài chỉ cho A-nan thấy chết không có gì đáng sợ, đó chỉ là sự thay đổi cái hình hài tàn tạ để được một thân tướng mới mẻ và đẹp đẽ hơn.

Phật đã vào cảnh an tịnh Niết Bàn trong vòng tay của A-nan, nhưng giáo pháp do Ngài trao truyền vẫn còn giúp đỡ nhân loại qua mọi thời đại.

Ðã trên 2.500 năm kể từ khi Phật sống ở Ấn Ðộ, nhưng những lời dạy của Ngài ngày nay vẫn còn vĩ đại và tràn đầy an lạc cho con người như thời Ngài còn tại thế. Người tây phương đang bắt đầu biết tôn kính Phật và đi theo con Ðường Tám Bước Cao Quí mà Ngài đã vạch ra. Những ai vốn là Phật tử đều có một trách nhiệm lớn, đó là họ phải chỉ đường cho anh chị em ở phương tây, những người đang tìm ánh sáng chân lý. Họ phải cẩn thận thực hành những lời dạy cao quí này trong cuộc sống của họ, vì thực hành chúng là cách tốt nhất để đưa người đến với Ðạo Phật.

Trong bài sau chúng ta sẽ học thêm chút ít về những Sự Thật Cao Quí mà Ngài đã thuyết giảng. Giờ thì chúng ta đã biết được đôi nét về cuộc đời của Ðức Phật, chúng ta sẽ thích thú hơn khi học đến giáo pháp của Ngài.

CÂU HỎI (6)

1. Phật đã dạy La-hầu-la bài học gì?
2. Ðề-bà-đạt-đa là ai?
3. Thầy ấy đã làm gì với Phật?
4. Lòng hận thù được khắc phục bằng cách nào?
5. Phật có bảo giới giàu sang phải từ bỏ của cải của họ không?
6. Ngài bảo giới giàu sang làm gì?
7. Hãy kể chuyện nàng Am-ba-pa-li.
8. A-nan là ai?
9. Phật dạy thế nào về sự chết?
10. Phật giáo có thích hợp cho ngày nay không?
11. Phật tử phải
luôn luôn cố gắng làm gì?

-ooOoo-

Lesson 16:
afraid (a) :hoảng sợ, sợ hãi
Ananda :A-nan
comfort (n) :sự an ủi, sự khuyên giải
gather (v) :tập họp
interested (a) :có quan tâm

lay aside (v) :để sang một bên
mankind (n) :nhân loại
pass away from :giã biệt, từ giã
responsibility (n) :trách nhiệm
worn-out (a) :rách nát, tàn tạ


-ooOoo-


Chân thành cám ơn Đạo hư Bình Anson đã gửi tặng phiên bản vi tính này.

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |



Vi tính : Hoa Giác

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 697)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 3630)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2122)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 19394)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 10101)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 5320)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 7624)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 11571)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 7138)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 4967)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567